Địa điểm tổ chức lễ dâng hương tại thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam là ở đâu? Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt bao nhiêu?
Địa điểm tổ chức lễ dâng hương tại thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam là ở đâu?
Căn cứ tại Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 có quy định về tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như sau:
- Tại Hà Nội: Vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Thời gian: Dự kiến sáng ngày 29/4/2025.
+ Thành phần: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội.
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Công viên Tượng đài Thành phố Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ. Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Thời gian: Dự kiến chiều ngày 29/4/2025.
+ Thành phần: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, địa điểm tổ chức lễ dâng hương tại thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam là tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Công viên Tượng đài Thành phố Hồ Chí Minh và đường đi bộ Nguyễn Huệ.
Địa điểm tổ chức lễ dâng hương tại thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam là ở đâu? (Hình từ Internet)
Đi làm vào ngày 30 4 thì được trả lương như thế nào?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, người lao động đi làm vào ngày 30 4 thì được hưởng lương ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trường hợp người lao động đi làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Như vậy, người lao động đi làm ngày 30 4 sẽ nhận được lương cao hơn so với ngày thường, cụ thể như sau:
- Tăng ít nhất 400% lương nếu làm việc vào ban ngày.
- Tăng ít nhất 490% lương nếu làm việc vào ban đêm. (Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau dựa theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019).
Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng hoặc 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.










- Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày bằng một tháng chia cho bao nhiêu ngày tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
- Khi nào thì người sử dụng lao động được phép xóa bỏ hiện trường vụ tai nạn lao động nặng?
- Người lao động có được đơn phương nghỉ việc khi bị điều chuyển công việc quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm hay không?
- Mẫu đề nghị cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam cụ thể ra sao?