Chương trình nghệ thuật trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam diễn ra trong bao lâu? Người lao động có đi làm vào Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 không?
Chương trình nghệ thuật trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam diễn ra trong bao lâu?
Căn cứ theo tiểu mục 2.5 Mục 2 Phần IV Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025 như sau:
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
2. Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các hoạt động tại mục III của Hướng dẫn chủ động, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai đối với từng hoạt động; đồng thời lưu ý thực hiện tốt một số nội dung sau:
...
2.5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng kế hoạch tổ chức hiệu quả các hoạt động nêu ở mục III của Hướng dẫn.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện tốt Đề án tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành; chuẩn bị thật tốt chương trình nghệ thuật (30 phút) trong Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành để phục vụ đồng bào và các đại biểu tham dự.
- Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kịch bản và chỉ đạo tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Logo, bộ nhận diện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao trọng điểm; vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật chào mừng sự kiện.
- Hướng dẫn ngành dọc tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, trọng tâm là tuyên truyền trên băng zôn, pa nô, áp phích, bảng điện tử; triển lãm, trưng bày chuyên đề; tổ chức các chương trình văn hóa - văn nghệ, hoạt động thể dục, thể thao,... trên mọi miền của đất nước với tinh thần hướng về cơ sở chào mừng sự kiện.
...
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện tốt Đề án tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành; chuẩn bị thật tốt chương trình nghệ thuật (30 phút) trong Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành để phục vụ đồng bào và các đại biểu tham dự.
Như vậy, chương trình nghệ thuật trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam diễn ra trong 30 phút để phục vụ đồng bào và các đại biểu tham dự.
>> Tham khảo Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Tại đây
Chương trình nghệ thuật trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam diễn ra trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Người lao động có đi làm vào Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch), tức ngày Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được quy định là ngày nghỉ lễ chính thức của người lao động. Do đó, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong ngày này.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động vẫn phải làm việc và sẽ nhận được tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào người lao động phải đi làm vào ngày Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, các trường hợp người lao động phải đi làm vào ngày Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 là:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.










- Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày bằng một tháng chia cho bao nhiêu ngày tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
- Khi nào thì người sử dụng lao động được phép xóa bỏ hiện trường vụ tai nạn lao động nặng?
- Người lao động có được đơn phương nghỉ việc khi bị điều chuyển công việc quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm hay không?
- Mẫu đề nghị cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam cụ thể ra sao?