Bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ theo đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, cụ thể ra sao? Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
Bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ theo đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, cụ thể ra sao?
Theo đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Ban hành kèm Hướng dẫn 01-HD/BTGDVTW năm 2025, ngày 21/02/2025 của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương có quy định bối cảnh lịch sử ngày kháng chiến chống Mỹ như sau:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ trở nên giàu có và hùng mạnh nhất thế giới tư bản, đứng ra giữ vai trò giám sát, can thiệp vào các vấn đề quốc tế để bảo vệ cho cả hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã bị suy yếu nghiêm trọng và lâm vào khủng hoảng trước sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của hệ thống xã hội chủ nghĩa với trụ cột là Liên Xô, Trung Quốc. Đây là nhân tố mới, làm thay đổi tương quan lực lượng toàn cầu, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới; buộc Mỹ phải thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm chống lại các trào lưu cách mạng, đàn áp và phá hoại phong trào độc lập dân tộc, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đồng thời tranh giành vị trí và ảnh hưởng với các đế quốc khác.
Với vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và trước sự tiến công mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam, ảnh hưởng sâu sắc đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, là ngọn cờ tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lưu cách mạng của thời đại; đế quốc Mỹ xác định Việt Nam là điểm nóng bỏng nhất, có vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản nên đã tích cực can thiệp vào chiến tranh Đông Dương ngay từ đầu những năm 50 thế kỷ XX. Một mặt, Mỹ ra tay giúp Pháp, mặt khác âm mưu thay thế Pháp để độc chiếm Đông Dương. Sau khi thực dân Pháp thua trận, Mỹ đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, vội vã lập ra khối quân sự Đông Nam Á và hất cẳng Pháp, xâm chiếm miền Nam hòng đánh bại cách mạng Việt Nam, nhằm lập phòng tuyến ngăn chặn và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam Á, bao vây, uy hiếp và chặn đứng bước tiến của chủ nghĩa xã hội ở các nơi trên thế giới.
Về phía ta, mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc và phồn vinh là nguyện vọng thiêng liêng, là sự nghiệp chính nghĩa của toàn thể Nhân dân, cũng là mục tiêu cơ bản, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của việc kết nối cách mạng nước ta với cách mạng thế giới, trước hết là với các nước xã hội chủ nghĩa, ngày 14/01/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với các nước trên thế giới: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ Hòa Bình và xây đắp dân chủ thế giới”, từ đó Trung Quốc, Liên Xô và một loạt nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân đã ra tuyên bố công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thiết lập quan hệ ngoại giao, ủng hộ và viện trợ vật chất cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân ta.
Với thắng lợi qua các chiến dịch và Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của quân và dân ta mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954 đã buộc thực dân Pháp ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, rút quân khỏi nước ta, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tuy nhiên trong bối cảnh tình hình chính trị thế giới lúc bấy giờ, đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới; miền Nam vẫn phải sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, toàn thể dân tộc Việt Nam trước sau như một đoàn kết đồng lòng, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ trở thành tư tưởng lớn của thời đại, để hoàn thành cho kỳ được mục tiêu Tổ quốc thống nhất, đồng bào Nam - Bắc sum họp một nhà.
Chính vì vậy, “nước Việt Nam ta trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điển hình, thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới, là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc mang tính chất thời đại rất sâu sắc”. Đó là nguồn gốc sâu xa, là nguyên nhân trực tiếp và cũng là bản chất của cuộc chiến tranh giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược.
Bối cảnh lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ theo đề cương tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
02 trường hợp lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 mà người lao động cần biết, cụ thể ra sao?
Theo Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, tết khác trong năm 2025 gửi Bộ LĐ-TB&XH.
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 quy định thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
- Công chức, viên chức được nghỉ dịp lễ Quốc khánh năm 2025 từ thứ Bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ Ba ngày 02/9/2025 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 02 ngày nghỉ hằng tuần.
- Công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025. Như vậy, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 công chức, viên chức được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).
- Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 sẽ xảy ra 02 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của cán bộ công chức viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).
Trường hợp 2: Lịch nghỉ lễ ngày 30 4 và 1 5 đối với người lao động trong khu vực tư nhân, số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quyết định, trên cơ sở khuyến khích của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm người lao động được nghỉ tối thiểu 02 ngày đúng theo quy định của pháp luật.
Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.











- Hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày có phải bằng một nửa hưởng một ngày đúng không?
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày bằng một tháng chia cho bao nhiêu ngày tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
- Khi nào thì người sử dụng lao động được phép xóa bỏ hiện trường vụ tai nạn lao động nặng?
- Người lao động có được đơn phương nghỉ việc khi bị điều chuyển công việc quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm hay không?
- Mẫu đề nghị cấp giấy phép lao động cho chuyên gia khoa học công nghệ làm việc tại Việt Nam cụ thể ra sao?