Từ 01/7/2025, bỏ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng không?
- Từ 01/7/2025, bỏ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng không?
- Những trường hợp nào không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính thế nào từ 01/7/2025?
Từ 01/7/2025, bỏ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
c) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
...
Đối chiếu với quy định hiện hành, tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
...
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
...
Theo các quy định trên, có thể thấy trong danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã bỏ đi đối tượng người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Từ 01/7/2025, bỏ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng không? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
...
7. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.
Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Lao động là người giúp việc gia đình;
c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.
...
Theo đó, các trường hợp nào không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng;
- Lao động là người giúp việc gia đình;
- Các đối tượng sau đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
+ Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ;
+ Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính thế nào từ 01/7/2025?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
...
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn.
...
Theo đó, từ 01/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025.











- Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
- Bộ Tài chính chính thức quyết định không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với CCVC và người lao động nếu xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không?
- Chính thức bỏ lương cơ sở, chuyển xếp lương cũ sang lương mới chiếm 70% tổng quỹ lương đảm bảo cao hơn lương hiện hưởng hay vẫn giữ nguyên mức lương cũ?
- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Ngày đại lễ nào của Việt Nam mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương?