Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018, minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS là các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng để xác thực một cách khách quan mức độ đạt được trong thực hiện dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, việc xác định minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS sẽ căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Các đơn vị và giáo viên có thể tham khảo ví dụ về minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS được ghi nhận tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.
Xem chi tiết Phụ lục I ví dụ về minh chứng đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS: Tại đây
Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 theo những tiêu chí nào?
Theo quy định tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 thực hiện theo những tiêu chí sau:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
- Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
- Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên THCS cốt cán là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, việc lựa chọn giáo viên THCS cốt cán thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Là giáo viên THCS có ít nhất 05 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp ở cùng cấp học cho tới thời điểm xét chọn;
- Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT phải đạt mức tốt;
- Có khả năng thiết kế, triển khai các giờ dạy mẫu, tổ chức các tọa đàm, hội thảo, bồi dưỡng về phương pháp, kỹ thuật dạy học, giáo dục, nội dung đổi mới liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn tham khảo và học tập;
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục, xây dựng và phát triển học liệu số, bồi dưỡng giáo viên;
- Có nguyện vọng trở thành giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Trong trường hợp trường THCS có số lượng giáo viên đáp ứng các điều kiện được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên thì ưu tiên lựa chọn giáo viên THCS cốt cán dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Có trình độ trên chuẩn trình độ đào tạo;
+ Được xếp loại đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt;
+ Được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc có thành tích đặc biệt xuất sắc trong dạy học, giáo dục;
+ Có sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giải pháp đổi mới trong dạy học và giáo dục được công nhận và sử dụng rộng rãi trong nhà trường, tại địa phương.











- Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
- Bộ Tài chính chính thức quyết định không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với CCVC và người lao động nếu xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không?
- Chính thức bỏ lương cơ sở, chuyển xếp lương cũ sang lương mới chiếm 70% tổng quỹ lương đảm bảo cao hơn lương hiện hưởng hay vẫn giữ nguyên mức lương cũ?
- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là mẫu nào?