Thời gian tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Hà Nội theo Hướng dẫn 01, cụ thể như thế nào? Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ 30 4 có được thưởng không?
- Thời gian tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Hà Nội theo Hướng dẫn 01, cụ thể như thế nào?
- Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
- Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ 30 4 có được thưởng không?
- Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt bao nhiêu?
Thời gian tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Hà Nội theo Hướng dẫn 01, cụ thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn 01 - HD/BTGDVTW năm 2025 quy định về tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm ngày 30 4 - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như sau:
- Tại Hà Nội: Vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Thời gian: Dự kiến sáng ngày 29/4/2025.
+ Thành phần: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội.
Thời gian tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Hà Nội theo Hướng dẫn 01, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết.
Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ 30 4 có được thưởng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì không bắt buộc phải thưởng cho người lao động khi người lao động đi làm thêm giờ vào ngày lễ 30 4. Tuy nhiên, người lao động vẫn sẽ được thưởng vào ngày lễ 30 4 nếu quy chế thưởng của người lao động có quy định hoặc người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để thưởng cho người lao động khi đi làm thêm giờ vào ngày lễ 30 4.
Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng hoặc 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.











- Thống nhất toàn bộ mức lương mới của CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng cao hay thấp hơn tiền lương hiện hưởng?
- Kỷ niệm lần đầu tiên ngày Quốc tế Lao động khi nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày Quốc tế Lao động hay không?
- Sau sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh: Giải quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp có đơn tự nguyện được xem xét đánh giá ngay theo Hướng dẫn 01, cụ thể thế nào?
- Quyết định ngừng áp dụng lương cơ sở, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm 03 khoản tiền được thực hiện vào thời gian nào theo đề xuất?
- Đã có toàn bộ danh sách sáp nhập xã, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể thế nào?