Bài phát biểu ôn lại ngày 30 4 hay nhất, hào hùng nhất? Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 thì bị phạt bao nhiêu?
Bài phát biểu ôn lại ngày 30 4 hay nhất, hào hùng nhất?
Dưới đây là bài phát biểu ôn lại ngày 30 4 hay nhất, hào hùng nhất:
Kính thưa quý đại biểu, các đồng chí lão thành cách mạng, cùng toàn thể đồng bào thân mến!
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước luôn là khoảng thời gian tốt nhất để chúng ta tưởng nhớ lại lịch sử hào hùng oanh liệt của cả dân tộc ta. Đã 50 năm trôi qua, đất nước đã thay đổi rất nhiều, nhưng mãi mãi có thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là tấm lòng yêu nước tràn trề trong mỗi người con đất Việt.
Chúng ta sẽ mãi mãi ghi nhớ đoàn quân hùng dũng, mạnh mẽ tiến về Sài Gòn. Chúng ta sẽ nhớ mãi hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trên nóc dinh Độc Lập. Đó là chiến thắng vẻ vang nhất từ máu và xương, từ tấm lòng quả cảm và con tim mạnh mẽ của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã không tiếc thân mình vì tương lai Tổ quốc.
Ngày 30/4 không chỉ là niềm tự hào của người Việt Nam, mà còn là bài học quý báu về sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước.
Xin nghiêng mình tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh đã góp phần làm nên một Việt Nam tỏa sáng hôm nay.
Kính chúc quý vị sức khỏe, bình an và nguyện cho tinh thần ngày 30 4 mãi mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam anh hùng.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo.
Xem thêm:
>>>>>>>> Lịch nghỉ lễ 2 9 2025 của người lao động và cán bộ công chức viên chức
>> Đọc diễn văn kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam 30 4 vào lúc mấy giờ?
>> Hà Nội tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam vào thời gian nào?
Bài phát biểu ôn lại ngày 30 4 hay nhất, hào hùng nhất? (Hình từ Internet)
Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5 thì bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp ép buộc người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng hoặc 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.











- Thống nhất toàn bộ mức lương mới của CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng cao hay thấp hơn tiền lương hiện hưởng?
- Kỷ niệm lần đầu tiên ngày Quốc tế Lao động khi nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày Quốc tế Lao động hay không?
- Quyết định ngừng áp dụng lương cơ sở, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm 03 khoản tiền được thực hiện vào thời gian nào theo đề xuất?
- Đã có toàn bộ danh sách sáp nhập xã, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể thế nào?
- Chính thức cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc trong 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy hưởng trợ cấp bao nhiêu theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung?