Chính lễ Phật đản là ngày 22 tháng 5 đúng không? Công ty có hỗ trợ người lao động về sớm hơn vào ngày này không?
Chính lễ Phật đản là ngày 22 tháng 5 đúng không?
Lễ Phật đản là ngày lễ trọng đại được Phật giáo tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật và theo đề nghị của 34 quốc gia theo Phật giáo trên thế giới,
Lễ Phật đản không chỉ là dịp để tưởng niệm và tôn kính Đức Phật, mà còn là cơ hội để cộng đồng Phật tử kết nối, chia sẻ niềm tin và thực hiện các hoạt động từ thiện. Năm 1999, Liên Hợp Quốc đã công nhận ngày lễ Vesak là một ngày Tam hợp, kết hợp ba sự kiện: Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập Niết Bàn, được tổ chức vào ngày Rằm tháng tư âm lịch, nhấn mạnh sự quan trọng của ngày lễ này trong Phật giáo và trên toàn thế giới.
Tại Thông bạch 88/TB-HĐTS năm 2024 có hướng dẫn chương trình đại lễ Phật đản sinh lần thứ 2648 năm 2024, trong đó có nêu rõ:
Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 âm lịch 2024 (tức 22-5-2024 dương lịch).
Xem Thông bạch 88/TB-HĐTS năm 2024: Tại đây
Chính lễ Phật đản là ngày 22 tháng 5 đúng không? Công ty có hỗ trợ người lao động về sớm hơn vào ngày này không?
Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phật Đản 2024 hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Ngoài ra theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thì:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Như vậy, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ tết thì không có trường hợp người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào lễ Phật Đản 2024.
Chính vì vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào lễ Phật Đản 2024.
Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
Bên cạnh đó, nếu ngày lễ Phật Đản 2024 mà rơi vào các các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương.
Công ty có hỗ trợ người lao động về sớm hơn vào ngày 22 tháng 5 không?
Theo đó, người lao động được về sớm hơn so với ngày làm việc thông thường khi thuộc trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản, theo đó lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Bên cạnh đó, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do NLĐ thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.
Còn những trường hợp người lao động được về sớm trong trường hợp khác không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về các trường hợp khác được đi trễ, về sớm hoặc thực hiện theo nội quy lao động của người sử dụng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?