Chương trình lễ Phật đản 2025: Lễ Mộc Dục có thời gian và địa điểm thực hiện tại đâu theo Kế hoạch 038? Trách nhiệm của người lao động khi tham gia Lễ Phật đản 2025 là gì?
Chương trình lễ Phật đản 2025: Lễ Mộc Dục có thời gian và địa điểm thực hiện tại đâu theo Kế hoạch 038?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 có đề cập chương trình lễ Phật đản 2025 quy định địa điểm, thời gian tổ chức Lễ Mộc Dục như sau:
Địa điểm: Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, P.12, Q.10, TP. Hồ Chí Minh)
Thời gian: Từ mùng 08 - 15/4/Ất Tỵ (05 - 12/5/2025)
- Mùng 08/4/Ất Tỵ (05/5/2025): LỄ MỘC DỤC
Đúng 04 giờ 00: Tất cả các cơ sở tự viện toàn Thành phố đồng loạt trang nghiêm cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thới dân an.
Lúc 19 giờ 30: Rước kiệu, tôn tượng Đức Phật đản sinh từ Tổ đình Ấn Quang đến lễ đài chính GHPGVN Thành phố (Việt Nam Quốc Tự) và cử hành lễ Mộc Dục. Các đơn vị trực thuộc Giáo hội Thành phố (quý Ban chuyên ngành, Phân ban Ni giới, Trường TCPH, Báo Giác Ngộ, Phật giáo Nam tông (Kinh/Khmer), Phật giáo hệ phái Khất sĩ, Phật giáo người Hoa, Giáo hội Phật giáo Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện) thiết trí xe hoa (kích thước theo quy định), cử Tăng, Ni thường trực đại diện tập trung trước Tổ đình Ấn Quang trang nghiêm tháp tùng đoàn Ban Thường trực thực hiện nghi lễ thỉnh Phật đản sanh theo lộ trình: Sư Vạn Hạnh (trước cổng Tổ đình Ấn Quang) → Ngô Gia Tự → Điện Biên Phủ → Cao Thắng → Ba Tháng Hai → Việt Nam Quốc Tự (cổng chính).
( Xem thêm: Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 tải về)
Chương trình lễ Phật đản 2025: Lễ Mộc Dục có thời gian và địa điểm thực hiện tại đâu theo Kế hoạch 038? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người lao động khi tham gia Lễ Phật đản 2025 là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau:
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy khi tham gia Lễ Phật đản 2025 người lao động cần có trách nhiệm như sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Ngoài việc chấp hành tốt những quy định trên, người lao động không đi lễ hội trong giờ hành chính. Đối với đối tượng cán bộ công chức viên chức thì không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Quyền và nghĩa vụ của người lao động gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
- Người lao động có các quyền sau đây:
+ Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Đình công;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.











- 31/5/2025 sắp xếp, bố trí toàn bộ cán bộ không chuyên trách cấp xã khi thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp và thực hiện chế độ, chính sách sẽ được hướng dẫn đúng không?
- Chính thức: Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động theo Công văn 1814 để sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Bộ chính trị kết luận: Quy định, hướng dẫn rõ tinh giản biên chế làm nguồn thực hiện chế độ tiền lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang đúng không?
- Chậm nhất 15/8/2025 sáp nhập xã: Chốt tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp xã khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
- Chính thức quyết định mức lương mới thay thế khi ngừng lương cơ sở 2,34 triệu chiếm 70% tổng quỹ lương có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không?