Địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch 038? Quyền lợi của người lao động tham gia lễ hội là gì?

Theo quy định tại Kế hoạch 038, Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 được tổ chức tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh? Người lao động tham gia lễ hội có quyền gì?

Địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch 038?

Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 có đề cập việc Hướng dẫn tổ chức đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 quy định địa điểm, thời gian tổ chức như sau:

Địa điểm: Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, P.12, Q.10, TP. Hồ Chí Minh)

Thời gian: Từ mùng 08 - 15/4/Ất Tỵ (05 - 12/5/2025)

- Mùng 08/4/Ất Tỵ (05/5/2025): LỄ MỘC DỤC

Đúng 04 giờ 00: Tất cả các cơ sở tự viện toàn Thành phố đồng loạt trang nghiêm cử 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thới dân an.

Lúc 19 giờ 30: Rước kiệu, tôn tượng Đức Phật đản sinh từ Tổ đình Ấn Quang đến lễ đài chính GHPGVN Thành phố (Việt Nam Quốc Tự) và cử hành lễ Mộc Dục. Các đơn vị trực thuộc Giáo hội Thành phố (quý Ban chuyên ngành, Phân ban Ni giới, Trường TCPH, Báo Giác Ngộ, Phật giáo Nam tông (Kinh/Khmer), Phật giáo hệ phái Khất sĩ, Phật giáo người Hoa, Giáo hội Phật giáo Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện) thiết trí xe hoa (kích thước theo quy định), cử Tăng, Ni thường trực đại diện tập trung trước Tổ đình Ấn Quang trang nghiêm tháp tùng đoàn Ban Thường trực thực hiện nghi lễ thỉnh Phật đản sanh theo lộ trình: Sư Vạn Hạnh (trước cổng Tổ đình Ấn Quang) → Ngô Gia Tự → Điện Biên Phủ → Cao Thắng → Ba Tháng Hai → Việt Nam Quốc Tự (cổng chính).

- Mùng 09/4/Ất Tỵ (06/5/2025): Diễu hành xe hoa đến Học viện

Lúc 16 giờ 00: Tất cả xe hoa tập kết cặp lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng nối dài.

Lúc 19 giờ 00: Diễu hành xe hoa đến Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở II (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

Lộ trình: (VNQT) đường 3/2 → Hồng Bàng → Kinh Dương Vương → số 7 → Trần Văn Giàu → Lê Đình Chi → Lê Chính Đang → Mai Bá Hương → Học viện Phật giáo.

- Mùng 12/4/Ất Tỵ (09/5/2025): Chương trình văn nghệ

Lúc 19 giờ 00: Tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Văn hóa Giáo hội Thành phố thực hiện chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản.

- Mùng 13/4/Ất Tỵ (10/5/2025): Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569

Lúc 16 giờ 00: Tất cả xe hoa tập kết cặp lề đường Lê Hồng Phong nối dài (khu vực trước cổng văn phòng Ban Trị sự GHPGVN Thành phố) đến đường Hoàng Dư Khương và Cao Thắng (nối dài).

Lúc 19 giờ 00: Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569.

Lộ trình: (VNQT) đường 3/2 → Sư Vạn Hạnh → An Dương Vương → Nguyễn Văn Cừ → Trần Hưng Đạo → Lê Lai → Phạm Hồng Thái → CMT8 (Bồ tát Thích Quảng Đức) → Lý Thường Kiệt → Lạc Long Quân → Âu Cơ → Lễ Đại Hành → đường 3/2 (cổng chính Việt Nam Quốc Tự).

- Ngày 15/4/Ất Tỵ (12/5/2025): ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK PL.2569

Đúng 04 giờ 00: Tất cả các cơ sở tự viện toàn Thành phố, đồng loạt trang nghiêm cử 03 hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đản sanh.

Từ 05 giờ 00: Quý Tôn đức Tăng Ni, Phật tử Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện tập trung về lễ đài chính của GHPGVN Thành phố để tham dự Đại lễ.

Đúng 06 giờ 00: Đại lễ Phật đản chính thức bắt đầu với chương trình:

Cung thỉnh quý Tôn đức Giáo phẩm, Quan khách quang lâm lễ đài.

Tuyên bố lý do, thông qua chương trình, giới thiệu thành phần tham dự.

Niệm Phật cầu gia bị.

Chào Quốc kỳ - Đạo kỳ.

Phút nhập Từ bi quán.

Thông điệp Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

Diễn văn Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 của Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN.

Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

Phát biểu của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghi thức cúng dường Phật đản:

Cử ba hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đản sanh;

Niệm hương;

Tụng kinh Khánh đản.

Trao bằng ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, “Vì biển đảo quê hương, vì tuyến đầu Tổ quốc” Tp. Hồ Chí Minh năm 2025.

Cảm tạ của Ban Tổ chức.

Hồi hướng.

Lưu ý:

Quý Tôn đức Tăng, Ni trang nghiêm Y hậu, Phật tử mặc áo tràng suốt thời gian cử hành lễ;

Ban Trị sự GHPGVN Tp. Thủ Đức và 21 quận/huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức quy định; mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn trang nghiêm trong khi hành lễ; sau khi hoàn mãn, Tăng Ni, Phật tử trở về địa phương tiếp tục tham dự Đại lễ do Giáo hội và các tự viện tổ chức.

Chung quy lại, địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 là tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, P.12, Q.10, TP. Hồ Chí Minh).

( Xem thêm: Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 tải về)

Địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch 038?

Địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch 038? (Hình từ Internet)

Quyền lợi của người lao động tham gia lễ hội là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội quy định như sau:

Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).

Theo đó, người lao động tham gia lễ hội có các quyền sau:

- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;

- Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;

- Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.

Người lao động có được về sớm để tham gia lễ hội không?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản.

Theo đó, lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.

Đồng thời, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.

Còn trường hợp "Người lao động có được về sớm để tham gia lễ hội hay không" thì hiện nay không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Lễ hội hoa đăng Chùa Pháp Hoa dịp Đại lễ Phật Đản 2025 tổ chức lúc mấy giờ ngày 9/5? Người lao động khi tham gia lễ hội có trách nhiệm thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chương trình lễ Phật đản 2025: Lễ Mộc Dục có thời gian và địa điểm thực hiện tại đâu theo Kế hoạch 038? Trách nhiệm của người lao động khi tham gia Lễ Phật đản 2025 là gì?
Lao Động Tiền Lương
Địa điểm mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 tại chùa nào ở thành phố Hồ Chí Minh theo Kế hoạch 038? Quyền lợi của người lao động tham gia lễ hội là gì?
Lao Động Tiền Lương
Cụ thể lịch Đại lễ Phật đản Vesak PL 2569 vào thời gian nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Lao Động Tiền Lương
Cách tính Phật lịch dễ nhất? Phật lịch năm 2025 là bao nhiêu? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Lao Động Tiền Lương
Lễ Phật đản 2025 bắt đầu từ ngày nào, kết thúc ngày nào? Những ngày tổ chức Lễ Phật đản 2025 thì người lao động có được nghỉ không?
Lao Động Tiền Lương
Lễ Phật đản 2025 là ngày nào dương lịch? Trách nhiệm của người lao động khi tham gia Lễ Phật đản 2025 là gì?
Lao Động Tiền Lương
Âm lịch Lễ Phật đản 2025 là ngày bao nhiêu? Quyền lợi của người lao động tham gia lễ hội là gì?
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được về sớm để đi lễ không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Phật Đản
23 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào