Ura là gì? Ura là gì tiếng Nga? Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là người nước ngoài được quy định như thế nào?

Hiểu Ura là gì như thế nào? Trong tiếng Nga, Ura là gì? Người nước ngoài có mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động như thế nào?

Ura là gì? Ura là gì tiếng Nga?

Ura là gì? Ura hay "ура" là một từ cảm thán được dùng bởi người Nga, có ý nghĩa là "hoan hô" hay "yeah" trong ngôn ngữ của người Việt. Người Nga thường hay sử dụng từ này để bày tỏ sự phấn khởi, tinh thần cổ vũ mạnh mẽ hoặc ăn mừng chiến thắng.

Như vừa qua, tại lễ diễu binh ở quảng trường Đỏ, các binh sĩ Nga đã hô vang "Ura" như biểu tượng cho tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của họ khi diễu binh.

Thông tin trên mang tính chất tham khảo.

Ura là gì? Ura là gì tiếng Nga?

Ura là gì? Ura là gì tiếng Nga? (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là người nước ngoài được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Như vậy mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là người nước ngoài là 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;

Nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Chế độ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động là người nước ngoài là gì?

Tại Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.

Theo đó chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là người nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau, thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Bên cạnh đó chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Chế độ thai sản mà người nước ngoài được hưởng quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chế độ thai sản mà người nước ngoài được hưởng như sau:

- Điều kiện hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản

+ Thời gian hưởng chế độ khi khám thai thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian hưởng chế độ khi sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Mức hưởng chế độ thai sản

+ Lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi được trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội;

+ Mức hưởng chế độ thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội.

- Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 3, Điều 4 Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là Nghị định 115/2015/NĐ-CP).

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ura là gì

Nguyễn Minh Khôi

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ bao nhiêu năm thì được hưởng mức tỷ lệ lương hưu tối đa bằng 75% theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Lao Động Tiền Lương
Từ 01/7/2025, bỏ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Nộp hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm so với thời hạn quy định thì xử lý thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nào?
Lao Động Tiền Lương
NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài có thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất không?
Lao Động Tiền Lương
Từ 01/7/2025, người lao động có thời gian đóng BHXH mà bị mất việc làm thì được Nhà nước hỗ trợ chính sách gì?
Lao Động Tiền Lương
Nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động ở đâu?
Lao Động Tiền Lương
Từ 01/7/2025: Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định mới nhất, cụ thể ra sao?
Lao Động Tiền Lương
Trường hợp người sử dụng lao động không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Tạm giam người lao động thì bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng như thế nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào