Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nào?
Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 120 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội
1. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
b) Cải cách hành chính bảo hiểm xã hội; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
c) Đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thuê, mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến quản lý và hoạt động bảo hiểm xã hội;
d) Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
2. Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở số phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, không bao gồm số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội.
4. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán hằng năm đối với báo cáo quyết toán chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, tư vấn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
- Cải cách hành chính bảo hiểm xã hội; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, thuê, mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ liên quan đến quản lý và hoạt động bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội từ nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI của Luật này và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng sau đây:
a) Người đang hưởng lương hưu;
b) Người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
3. Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 120 của Luật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Mục 2 Chương này.
Theo đó, chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội từ quỹ bảo hiểm xã hội.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.
5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.
6. Cơ chế tài chính, tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng về bảo hiểm xã hội.
9. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.
- Cơ chế tài chính và tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Sơ kết, tổng kết và khen thưởng về bảo hiểm xã hội.
- Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.











- Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Công văn 1767 khi không đáp ứng 03 tiêu chí tại Nghị định 178, cụ thể ra sao?
- Nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ tiền lương mới thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì thực hiện BHXH ra sao?
- Quyết định mốc thời gian bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, thay thế mức lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương được đề xuất là khi nào?
- Chốt thời điểm mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng bị bãi bỏ đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì mức tham chiếu áp dụng cho họ không thấp hơn bao nhiêu?
- Quyết định chi thưởng cho cán bộ công chức có tài năng có thể lấy từ nguồn tiền thưởng nào của cơ quan ngoài quy định tại pháp luật về thi đua?