Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?

Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?

Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?

Có thể tham khảo mẫu viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2, viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2 dưới đây:

MẪU 01 - Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2

Mẹ em là giáo viên của một trường cấp 2 gần nhà. Sáng nào mẹ cũng dậy thật sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà. Sau đó mẹ sẽ gọi hai anh em em dậy để ăn sáng và chuẩn bị trang phục, sách vở để đến trường. Vì trường mẹ dạy gần trường tiểu học của em nên sáng nào mẹ cũng chở em đến trường. Sau khi tạm biệt em ở cổng trường, mẹ sẽ đến trường và bắt đầu một ngày dạy học của mình.

MẪU 02 - Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2

Ông nội em là bác sĩ đã hưu. Ngày nào cũng vậy, đúng 5h30 sáng ông sẽ thức dậy để tập thể dục ở phía trước sân nhà. Sau đó ông sẽ đi tưới nước cho mấy chậu lan trước hiên. Ông cẩn thận chăm chút cho từng cây, những chiếc lá già, héo sẽ được ông cắt bỏ. Sau khi đã làm xong mọi việc, ông em sẽ ngồi trước bàn đá để đọc báo và thưởng thức những chén trà ấm nóng.

MẪU 03 - Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2

Bố em là bộ đội nên thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Mỗi khi về thăm nhà, bố sẽ tranh thủ sửa sang lại nhà cửa và các thiết bị điện bị hỏng hóc trong nhà. Sáng sớm bố sẽ vào vườn để buộc lại giàn mướp cho bà nội, sau đó bố sẽ cùng ông chăm sóc cho vườn cây cảnh. Vì bố hay phải xa nhà nên mỗi khi về bố đều dành thời gian để đưa chúng em đi chơi, khi thì ở công viên, khi thì ở cung thiếu nhi hay vườn bách thú. Công việc của bố tuy vất vả lại thường xuyên phải xa nhà nhưng em luôn tự hào về nghề nghiệp của bố.

MẪU 04 - Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2

Bà ngoại em năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng bà vẫn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Sáng nào bà cũng dậy sớm để đi bộ tập thể dục quanh sân. Mỗi khi rảnh bà thường chăm sóc cho những luống rau trong vườn. Tuy mắt bà đã mờ đi nhiều nhưng bà vẫn có thể đan len rất thành thạo. Bà đã đan cho em một chiếc khăn len màu đỏ thật ấm cho mùa đông. Em rất yêu quý bà ngoại của mình, em mong bà sẽ luôn khỏe mạnh để ở bên cạnh em.

MẪU 05 - Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2

Bố em là một người rất yêu cây cối, luôn dành thời gian chăm sóc khu vườn mỗi ngày. Với bố, việc cắt tỉa, tưới cây và ngồi ngắm cây như là một thú vui để thư giãn. Mỗi khi cây ra hoa hay quả, bố đều rất vui sướng. Em cảm thấy việc làm này của bố rất có ý nghĩa khi vừa bảo vệ môi trường, vừa góp phần làm đẹp cho ngôi nhà của gia đình em.

*Trên đây là mẫu viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2, viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2 tham khảo!

Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?

Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2? (Hình ảnh Internet)

Đánh giá học sinh lớp 2 qua những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Như vậy, đánh giá học sinh lớp 2 sẽ qua những nội dung sau:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Những năng lực cốt lõi:

++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Hiện nay, yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT yêu cầu đánh giá học sinh (lớp 2) tiểu học như sau:

- Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
5 mẫu viết một đoạn văn hoặc kể một câu chuyện có nội dung đề cập đến vai trò của rừng ngắn gọn?
Pháp luật
Viết 2 3 câu kể về một việc em đã làm ở nhà lớp 2? Học sinh lớp 2 cần đạt yêu cầu về viết trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?
Pháp luật
Top 7 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh lớp 5?
Pháp luật
Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm lớp 4 ngắn gọn? Mẫu viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm ngắn gọn lớp 4 chọn lọc?
Pháp luật
Tả con vật nuôi trong nhà lớp 4 ngắn gọn? Văn tả con vật lớp 4 ngắn gọn nhất? Tả con vật nuôi trong nhà ngắn gọn?
Pháp luật
Viết 3 4 câu kể về một giờ ra chơi ở trường em lớp 2? Học sinh lớp 2 có những quyền gì theo quy định?
Pháp luật
Viết đoạn văn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo lớp 3? Hành vi ứng xử, trang phục của giáo viên trường tiểu học như thế nào?
Pháp luật
Viết đoạn văn tả về bà của em lớp 3? Viết đoạn văn tả bà? Học sinh lớp 3 cần đạt yêu cầu về viết trong Chương trình Ngữ văn như thế nào?
Pháp luật
Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học?
Pháp luật
Tích phân là gì? Công thức tích phân đầy đủ? Bài tập tích phân chi tiết? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
31 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào