Tìm hiểu Pháp luật

Tìm hiểu Pháp luật, nội dung dành cho những người mới bắt đầu tìm hiểu pháp luật, các câu hỏi đáp Pháp luật đại cương, nhập môn Pháp luật dành cho sinh viên khác ngành Luật có mong muốn tìm hiểu pháp luật..
Mở rộng tất cả
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này. Hình thức này khác với các hình thức trên ở chỗ là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương II Những vấn đề cơ bản về PL - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật là dạng (hình thức) đặc biệt của quan hệ xã hội. Nó tồn tại trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội và có liên hệ mật thiết với các loại hình quan hệ xã hội khác.

Nguồn / tham khảo:
Trang 437 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.
Nguồn / tham khảo:
Trang 486 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Nguồn / tham khảo:
Trang 500 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật là:

1. Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động).

2. Thi hành (chấp hành) pháp luật.

3. Sử dụng pháp luật.

4. Áp dụng pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468 - 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 468 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Văn bản pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật hoặc là văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền.
Nguồn / tham khảo:
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Hệ thống pháp luật được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
Nguồn / tham khảo:
Trang 401 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.
Nguồn / tham khảo:
Trang 444 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Trong cuộc sống hàng ngày, con người tham gia vào nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp như: quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, nam - nữ, quan hệ vợ chồng v.v... và những quan hệ đó sẽ được điều chỉnh bởi nhiều quy phạm xã hội khác nhau như: đạo đức, tôn giáo, điều lệ, tín điều tôn giáo, v.v... Trong những mối quan hệ đó, có những quan hệ quan trọng, phổ biến, Nhà nước thấy cần phải tác động điều chỉnh nó bằng những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của mình thì những quan hệ đó được gọi là quan hệ pháp luật. Như vậy, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được Quy phạm pháp luật điều chỉnh. Hay định nghĩa cách khác, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được pháp luật xác lập và bảo đảm thực hiện.
Nguồn / tham khảo:
Theo Chương 2 Lý luận chung về Pháp luật. (2.3.1 Khái niệm quan hệ pháp luật) GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, cụ thể là hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Mỗi cơ quan nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền của mình được phép tiến hành một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định.
Nguồn / tham khảo:
Trang 472 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

“Pháp luật đại cương” là một môn khoa học xã hội bắt buộc rất quan trọng trong chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Môn khoa học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về hai “hiện tượng” nhà nước và pháp luật trong xã hội, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật Xã hội chủ nghĩa nói riêng. Những kiến thức cơ bản này sẽ là cơ sở giúp cho sinh viên có nhận thức, quan điểm đúng đắn về nhà nước và xã hội mà chúng ta đang sống.

Nguồn / tham khảo:
Theo Lời nói đầu - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chế định pháp luật là bao gồm một số quy phạm có những đặc điểm chung giống nhau nhằm để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương ứng.
Nguồn / tham khảo:
Trang 402 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Hình thức bên ngoài của pháp luật (hay còn gọi là nguồn của pháp luật): là những dạng tồn tại bên ngoài của pháp luật do nhà nước thừa nhận hoặc ban hành thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Về nguồn của pháp luật có ba loại (đã được giới thiệu ở các phần trước) gồm: tập quán pháp; tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật. Là những cái biểu hiện bên ngoài của pháp luật, là biểu hiện dạng tồn tại trong thực tế của các quy phạm pháp luật. Nó gồm các dạng sau:

- Tập quán pháp: Là những tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Hình thức này tồn tại ở nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản. Ở Việt Nam không coi tập quán pháp là nguồn của pháp luật.

- Tiền lệ pháp, án lệ: Là các quyết định, cách giải quyết của cơ quan hành chính hoặc các cơ quan xét xử được nhà nước thừa nhận làm khuôn mẫu để giải quyết cho những vụ việc tươngtự về sau. Hình thức này được sử dụng rộng rãi trong nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, đặc biệt là những quốc gia theo hệ thống luật án lệ như Anh, Mỹ. Ở Việt Nam hiện nay tiền lệ pháp không được coi là nguồn của pháp luật.

- Văn bản quy phạm pháp luật: Là hình thức pháp luật do cơ quan nhà nươc có thẩm quyển ban hành theo thủ tục, trình tự luật định trong đó có quy tắc xử sự chung, được nhà nước đảm bảo thực hiện nằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương VII Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật VN - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục kinh tế và pháp luật là chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và được xây dựng theo hướng mở. Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học góp phần định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Nguồn / tham khảo:
Theo Sách Giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên) - Đỗ Công Nam - Phạm Mạnh Thắng (đồng Chủ biên)

Pháp luật có từ khi xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức không thể điều hòa được dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Cùng với quá trình đó, đã xuất hiện một loại quy tắc do nhà nước ban hành, đó là quy phạm pháp luật. Như vậy, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau, những nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, ra đời và tồn tại khi trong xã hội có những điều kiện nhất định, đó là có sự tồn tại của chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp và có đấu tranh giai cấp.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương II Những vấn đề cơ bản về PL - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Mọi người đều có thể là chủ thể của hình thức thực hiện pháp luật này, nhưng chỉ thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể. Có nghĩa là trong các quan hệ pháp luật cụ thể, có liên quan đến chủ thể nào thì chủ thể đó mới phải thực hiện. Ví dụ: người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo quy định; công dân A phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có giấy báo nhập ngũ; bác sĩ, y tá phải cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân khi tính mạng của họ bị đe dọa…

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương V Thực hiện pháp luật, Văn bản pháp luật và Trách nhiệm pháp lý - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Pháp luật có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế).

2. Tính quy phạm.

3. Tính ý chí.

4. Tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 70-73 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Chương trình môn Giáo dục công dân ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDÐT, là chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và được xây dựng theo hướng mở. Giáo dục kinh tế và pháp luật là môn học góp phần định hưóng nghề nghiệp của học sinh. Thông qua các chủ để, môn Giáo dục kinh tể và pháp luật góp phần bồi dưỡng những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lỗi của người công dân. Đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kỹ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Nguồn / tham khảo:
Theo Sách Giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Bộ sách Chân trời sáng tạo - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ biên) - Đỗ Công Nam - Phạm Mạnh Thắng (Đồng Chủ biên)
Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 332 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu môn học pháp luật về kinh tế - xã hội và những môn học chuyên ngành khác.

- Phổ biến những quy định của pháp luật thực định trong một số lĩnh vực,nhằm phát triển khả năng tiếp cận thực tiễn, đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo sinh viên không chỉ có chuyên môn, mà còn hiểu biết quy định của pháp luật, có ý thức sống và làm việc theo pháp luật.

- Đưa những kiến thức Pháp luật đại cương mà xã hội quan tâm, đặc biệt là sinh viên các hệ trong chương trình giáo dục đại học và đào tạo nghề

Nguồn / tham khảo:
Theo Lời nói đầu - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Pháp luật dân sự là bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản dưới hình thức hàng hoá - tiền tệ và một số quan hệ nhân thân phi tài sản. Những chế định cơ bản của luật dân sự như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng dân sự, chế định quyền thừa kế, chế định quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế...
Nguồn / tham khảo:
Trang 411 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 332 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Nguồn / tham khảo:
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015
Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Nguồn / tham khảo:
Theo Điều 28 Luật Luật sư 2006

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cụ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 476 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế).

2. Tính quy phạm.

3. Tính ý chí.

4. Tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 70-73 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Đình công theo quy định pháp luật là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Nguồn / tham khảo:
Điều 198 Bộ luật Lao động 2019
Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 431 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Hành vi pháp luật là những hành vi của con người được pháp luật quy định, điều chỉnh.
Nguồn / tham khảo:
Trang 492 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Hành vi trái pháp luật là hành vi được thực hiện trái với những quy định của pháp luật như không làm những việc mà pháp luật yêu cầu, làm phững việc mà pháp luật cấm, hoạt động vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật...
Nguồn / tham khảo:
Trang 494 - 495 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
Nguồn / tham khảo:
Trang 468 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật là phương tiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nhìn chung, pháp luật của các nhà nước đều quy định về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và bảo đảm cho công dân thực hiện được các quyền và lợi ích của mình, tuy nhiên việc bảo đảm này còn thể hiện ở những mức độ khác nhau, tùy theo mỗi nhà nước. Khi công dân thực hiện các quyền và lợi ích của mình phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không được lạm dụng mà gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội, đến lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Để bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân, pháp luật còn quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước, chống thái độ vô trách nhiệm, hách dịch, quan liêu, cửa quyền… mà gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương II Những vấn đề cơ bản về pháp luật - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Thực hiện pháp luật một mặt, nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng nhà nước đã phải ban hành pháp luật, mặt khác, còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng như cho các cá nhân.

Nguồn / tham khảo:
Trang 466 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật hình sự là tổng thể những quy phạm pháp luật quy định hành vi nào là tội phạm, mục đích của hình phạt và những điều kiện áp dụng hình phạt, hình thức và mức độ hình phạt đối với người có hành vi phạm tội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 412 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế).

2. Tính quy phạm.

3. Tính ý chí.

4. Tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 70 - 73 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật ra đời khi xã hội có sự phân hóa thành các giai cấp và đấu tranh giai cấp tới mức không thể điều hòa được dẫn đến sự ra đời của nhà nước. Cùng với quá trình đó, đã xuất hiện một loại quy tắc do nhà nước ban hành, đó là quy phạm pháp luật. Như vậy, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau, những nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương II Những vấn đề cơ bản về PL - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Thực thi pháp luật hay còn gọi là thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

“Thượng tôn pháp luật” là cách sử dụng từ Hán Việt, mà khi được diễn đạt thuần túy theo từ ngữ tiếng Việt, thì có nghĩa là “pháp luật là trên hết”; và nếu được diễn đạt theo thuật ngữ trong ngành luật học, thì là “sự nghiêm minh của pháp luật”.

“Thượng tôn pháp luật” trong tiếng Anh là “Strictly abide by the laws” hàm ý là tất cả mọi thành phần trong xã hội của một quốc gia, lãnh thổ phải tôn trọng và chấp hành triệt để luật pháp của quốc gia, lãnh thổ đó. Một khi luật pháp đã được ban hành, thì toàn xã hội phải lấy nó làm chuẩn mực để hành xử theo cho phù hợp, không phân biệt thành phần, địa vị xã hội, không một ai có quyền “ngồi trên” pháp luật cả.

Nguồn / tham khảo:
Theo Danluat.thuvienphapluat (https://danluat.thuvienphapluat.vn/phai-hieu-nhu-the-nao-la-thuong-ton-phap-luat-178844.aspx) - Luật sư Phan Minh Thanh

Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi xâm hại tới những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được pháp Luật Dân sự điều chỉnh. Chủ thể vi phạm pháp Luật Dân sự có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương V Thực hiện pháp luật, Văn bản pháp luật và Trách nhiệm pháp lý - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước. Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được những nhu cầu phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước.

Đó là hoạt động soạn thảo và ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nhà chức trách), các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền.

Nguồn / tham khảo:
Trang 414 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Nhà nước có quyền ban hành pháp luật. nhưng pháp luật bên cạnh việc thể hiện bản chất giai cấp, còn phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, nhà nước cũng không thể ban bố pháp luật một cách chủ quan, duy ý chí, không tính đến những nhu cầu và tâm lý xã hội.

Khi pháp luật (thường là một bộ phận của nó) không còn phù hợp với thực tiễn nữa thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ để ban hành pháp luật mới

Nguồn / tham khảo:
Trang 70 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Bản chất của pháp luật là vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai, dù ở cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 536 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 kiểu pháp luật:

1. Kiểu pháp luật chủ nô.

2. Kiểu pháp luật phong kiến.

3. Kiểu pháp luật tư sản.

4. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương II Những vấn đề cơ bản về PL - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Có hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

- Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

- Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cấu thả.

Nguồn / tham khảo:
Trang 301 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Hệ thống pháp luật được cấu thành từ ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 401 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 yếu tố:

1. Mặt khách quan.

2. Mặt chủ quan.

3. Chủ thể.

4. Khách thể vi phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 500 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Khách thể quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình. Khách thể là cái thúc đẩy các tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 457 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Mục đích của pháp luật là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Nguồn gốc của pháp luật là nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu:

1. Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, Nhà nước tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp;

2. Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp;

3. Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý và duy trì trật tự xã hội. Con đường này hình thành hình thức pháp luật thứ ba là văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
NGÂN HÀNG HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

Cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện.

Nguồn / tham khảo:
Trang 42 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 vai trò:

1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Nguồn / tham khảo:
Trang 73-77 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật là phương tiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Nhìn chung, pháp luật của các nhà nước đều quy định về các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân và bảo đảm cho công dân thực hiện được các quyền và lợi ích của mình, tuy nhiên việc bảo đảm này còn thể hiện ở những mức độ khác nhau, tùy theo mỗi nhà nước. Khi công dân thực hiện các quyền và lợi ích của mình phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không được lạm dụng mà gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội, đến lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Để bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân, pháp luật còn quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước, chống thái độ vô trách nhiệm, hách dịch, quan liêu, cửa quyền… mà gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương II Những vấn đề cơ bản về PL - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Gồm có hai nhóm quan hệ xã hội:

- Quan hệ về tài sản: là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản; tài sản được biểu hiện dưới các dạng khác nhau như: vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa tiền tệ, sự đền bù ngang giá trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, là đặc trưng của quan hệ dân sự. Mặc dù vậy không phải tất cả các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh đều mang tính chất đền bù ngang giá, như: quan hệ tặng cho tài sản, thừa kế tài sản… Sở dĩ như vậy vì những loại quan hệ này còn chịu sự chi phối của yếu tố tình cảm, quan hệ huyết thống và đây không phải là những loại quan hệ mang tính chất đặc trưng của các giao dịch dân sự.

- Quan hệ nhân thân: là quan hệ liên quan đến các giá trị tinh thần của con người. Các quyền nhân thân của con người là quyền dân sự gắn liền với một chủ thể không thể chuyển giao cho người khác. Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng cách xác định những giá trị nhân thân nào được coi là quyền nhân thân, đồng thời quy định các biện pháp thực hiện, bảo vệ các quyền nhân thân. Quan hệ nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh được chia thành hai loại:

+ Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản như: họ tên, danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân… Đây là những quyền nhân thân không thể dịch chuyển cho các chủ thể khác và không xác định được bằng tiền, không thể mang ra trao đổi ngang giá.

+ Quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản như: quyền sở hữu trí tuệ, gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (như các phát minh, sáng chế…). Đây là các quan hệ nhân thân gắn với lợi ích vật chất, là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyềnvề tài sản. Quyền nhân thân là tiền đề làm phát sinh các quyền tài sản

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương VII Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành - điều hành, giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước và một bên là đối tượng quản lý.
Nguồn / tham khảo:
Theo Chương VII Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam - GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Quan hệ pháp luật hình sự hình thành không phải xuất phát từ ý chí của người phạm tội. Quan hệ pháp luật hình sự hình thành giữa nhà nước với người phạm tội xuất phát từ ý chí của nhà nước.
Nguồn / tham khảo:
Trang 438 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Tuy nhiên, vì pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 64-65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thực hiện pháp luật có 4 hình thức:

1. Tuân thủ (tuân theo) pháp luật.

2. Thi hành (chấp hành) pháp luật.

3. Sử dụng pháp luật.

4. Áp dụng pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468-469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Pháp luật mang tính bất buộc chung đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện.

Nguồn / tham khảo:
Trang 466 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Nguồn / tham khảo:
Trang 504 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 504 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Xã hội đề ra pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Tuy nhiên, vì pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 64-65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai, dù ở cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 536 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 79 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Nguồn / tham khảo:
Trang 497 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Nguồn / tham khảo:
Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015

Pháp luật mang tính giai cấp bởi vì:

- Tính giai cấp của pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. C. Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định.” Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn bộ xã hội.

- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai quy định quyển lực vô hạn của chủ nô. tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến, cũng như quy định các chế tài hà khác dã man để đàn áp nhân dân lao động. Trong pháp luật tư sản bản chất giai cấp được thể hiện một cách thận trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quy định về mặt pháp lý những quyển tự do, dân chủ... nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được bảo đảm.

Nguồn / tham khảo:
Trang 63 - 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua và pháp luật cần phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 421 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Bốn tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật là:

1. Tính toàn điện.

2. Tính đồng bộ.

3. Tính phù hợp.

4. Trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 406 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Nguồn / tham khảo:
Trang 500 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014."

Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Bản chất của pháp luật là vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật hành chính gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước trên các lĩnh vực hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Luật hành chính quy định những nguyên tắc, những hình thức và phương pháp quản lý nhà nước, xác định quy chế pháp lý của các chủ thể quản lý nhà nước, điểu chỉnh hoạt động của công chức nhà nước, thủ tục hành chính và trách, nhiệm hành chính. Luật hành chính còn bao gồm các quy phạm quy định các vấn đề cụ thể của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 410 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện.

Nguồn / tham khảo:
Trang 42 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 vai trò:

1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Nguồn / tham khảo:
Trang 73-77 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Những quy phạm pháp luật bắt buộc (những quy phạm quy định nghĩa vụ phải thực hiện những hành vi tích cực rhất định) được thực hiện ở hình thức này.
Nguồn / tham khảo:
Trang 468 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 3 hình thức pháp luật:

1. Tập quán pháp.

2. Tiền lệ pháp.

3. Văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 81-83 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 vai trò:

1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Nguồn / tham khảo:
Trang 73-77 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà nước còn thể hiện rõ nét tính xã hội. Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền, nhưng đồng thời cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 49 và 65-66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế).

2. Tính quy phạm.

3. Tính ý chí.

4. Tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 70-73 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Nguồn / tham khảo:

Pháp luật quy định tuổi kết hôn là:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên.

- Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Nguồn / tham khảo:
Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quan hệ tố tụng hình sự phát sinh khi việc điều tra, xét xử và kiểm sát việc điều tra, xét xử những vụ án hình sự.
Nguồn / tham khảo:
Trang 412 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Ngày nay, việc hiểu biết pháp luật để sống và làm việc theo pháp luật là rất cần thiết, phù hợp với tiến bộ xã hội. Đảng và nhà nước ta đã đặt ra yêu cầu là tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường học. Vì vậy, “Pháp luật đại cương” là một môn khoa học xã hội bắt buộc rất quan trọng trong chương trình đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Môn khoa học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về hai “hiện tượng” nhà nước và pháp luật trong xã hội, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng. Những kiến thức cơ bản này sẽ là cơ sở giúp cho sinh viên có nhận thức, quan điểm đúng đắn về nhà nước và xã hội mà chúng ta đang sống.

Nguồn / tham khảo:
Theo Lời nói đầu - Giáo trình pháp luật đại cương 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.
Nguồn / tham khảo:
Trang 81 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 83 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 kiểu pháp luật:

1. Kiểu pháp luật chủ nô.

2. Kiểu pháp luật phong kiến.

3. Kiểu pháp luật tư sản.

4. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Nguồn / tham khảo:
Trang 79 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Nguồn / tham khảo:
Trang 497 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 trường hợp áp dụng pháp luật:

1. Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vì phạm pháp luật hoặc cần áp đụng các biên pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.

2. Khi những quyển và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

3. Khi xảy ra tranh chấp về quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bêu tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

4. Đối với một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn lại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.

Nguồn / tham khảo:
Trang 470 - 471 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:

1. Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng.

2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí.

3. Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

4. Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 437 - 440 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm 2 phương diện:

1. Hình thức bên trong: Pháp luật nước ta hiện nay phân chia ra làm các ngành luật: 11 ngành. Có chế định pháp luật, ban hành pháp luật, Nhà nước Việt Nam hiện nay rất quan tâm đến vấn đề xây dựng, sửa đổi, ban hành pháp luật (được đề ra trong tất cả các kì họp Quốc hội).

2. Hình thức bên ngoài: Chỉ thừa nhận và ban hành pháp luật từ 1 nguồn duy nhất đó là văn bản quy phạm pháp luật, không thừa nhận tập quán pháp và tiền lệ pháp.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương VII Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Gíao trình Pháp luật đại cương 2021 - Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ ai, dù ở cương vị nào cũng phải sống và làm việc theo pháp luật, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm trái pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 536 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Để pháp luật được thực hiện đầy đủ, chính xác điều quan trọng trước hết là phải nhận thức đúng, chính xác, đầy đủ nội dung của các quy phạm pháp luật. Muốn làm được điều đó thì phải tiến hành giải thích pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 486 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Tính bắt buộc hay tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế): pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.

Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới những phương thức “nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyền lực nhà nước như đối với pháp luật (trừ những trường hợp đặc biệt được nhà nước quan tâm).

Nguồn / tham khảo:
Trang 70 - 71 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 74. 

Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

...

2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;"


Nguồn / tham khảo:
Khoản 2 Điều 74 Hiến pháp 2013

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ở các ngành khoa học pháp lý cụ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 503 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 loại tội phạm trong pháp luật hình sự:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng.

2. Tội phạm nghiêm trọng.

3. Tội phạm rất nghiêm trọng.

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Nguồn / tham khảo:
Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
Nguồn / tham khảo:
Trang 497 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Điều chỉnh pháp luật là quá trình nhà nước dùng pháp luật (với tư cách là công cụ điều chỉnh) tác động lên hành vi của các thành viên trong xã hội nhằm đạt được những mục đích đề ra.
Nguồn / tham khảo:
Trang 539 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Hệ thống pháp luật được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 401 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Nguồn / tham khảo:
Theo Chương 2 Lý luận chung về Pháp luật. (2.1.1 Khái niệm pháp luật) Gíao trình Pháp luật đại cương 2021 - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Một số nhà khoa học cho rằng quy phạm pháp luật có ba phần (bộ phận) là giả định, quy định và chế tài; số khác lại cho rằng quy phạm pháp luật chỉ có hai phần là giả định và quy định hoặc giả định và chế tài; hoặc phần quy tắc và phần bảo đảm.

Sở dĩ tồn tại nhiều cách xác định về cấu trúc của quy phạm pháp luật như vậy là vì các nhà làm luật có quá nhiều những cách thức thể hiện chúng.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.
Nguồn / tham khảo:
Trang 444 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhận dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, những tập quán (và tín điều tôn giáo) đã là những quy phạm xã hội rất phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội lúc đó, bởi vì chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân chia thành giai cấp thì những tập quán đó không còn phù hợp nữa, vì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người trong thị tộc. Trong điều kiện lịch sử mới khi những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được, thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới để thiết lập cho xã hội một trật tự, một loại quy phạm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 42 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể
Nguồn / tham khảo:
Trang 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật là:

1. Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động).

2. Thi hành (chấp hành) pháp luật.

3. Sử dụng pháp luật.

4. Áp dụng pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468 - 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 332 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 65-66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội sắc bén, song pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện trong cuộc sống. Vì vậy, thực hiện pháp luật là hoạt động không thể thiếu kể từ khi pháp luật xuất hiện.
Nguồn / tham khảo:
Trang 465 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, khẳng định những thành tựu quan trọng của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đồng thời khẳng định những định hướng quan trọng trong thời kỳ mới. Hiến pháp thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng trong mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể, thể hiện tập trung ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Nguồn / tham khảo:
Trang 359 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, cụ thể là hoạt động áp dụng pháp luật chỉ do những cơ quan, nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Mỗi cơ quan nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vì thẩm quyền của mình được phép tiến hành một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 472 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 trường hợp áp dụng pháp luật:

1. Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vì phạm pháp luật hoặc cần áp đụng các biên pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.

2. Khi những quyển và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

3. Khi xảy ra tranh chấp về quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bêu tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

4. Đối với một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn lại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.

Nguồn / tham khảo:
Trang 472 - 474 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối với quan hệ xã hội xác định.

Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo, sự sáng tạo trong phạm vi quy định của pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 470 - 471 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội và cũng có những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói chung. Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong chủ nghĩa xã hội, cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu pháp luật mới có bản chất khác với bản chất của các kiểu pháp luật trước nó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội chủ nghĩa.
Nguồn / tham khảo:
Trang 330 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thông thường, khi nói đến chủ thể quan hệ pháp luật, người ta nghĩ ngay đến cá nhân và những tổ chức của họ.
Nguồn / tham khảo:
Trang 442 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này.
Nguồn / tham khảo:
Trang 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

1. Tội phạm.

2. Vi phạm hành chính.

3. Vi phạm dân sự.

4. Vi phạm kỷ luật nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 504 - 505 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật hình thành bằng hai con đường như sau:

1. Hệ thống pháp luật của các nhà nước được hình thành dần dần từng bước phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng nói chung, giai cấp thống trị đều tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, dần dần thay đổi nội dung của các tập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Đạo luật 12 bảng của La mã chính là kết quả của quá trình chuyển hóa các tập quán thành các quy phạm pháp luật. Trong tổ chức công xã La-mã cổ đại đã cố tập quán về quyển sở hữu tập thể đối với ruộng đất và nô lệ. Khi tổ chức công xã tan rã (điều này diễn ra trong thời gian dài) thì nội dung của tập quán trên thay đổi dần dần và cuối cùng, theo Luật 12 bảng của La-mã, mỗi gia đình La-mã có quyền định đoạt đối với phần đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tài sản riêng của mỗi gia đình giàu có.

2. Hệ thống pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác, đó là các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành.

Nguồn / tham khảo:
Trang 43 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình (những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân được thực hiện ở hình thức này. Đương nhiên, vì quyền và tự do pháp lý là những hành vi mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện nên chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện các quyền tự đo đó tuỳ theo ý chí của mình, chứ không bắt buộc phải thực hiện.
Nguồn / tham khảo:
Trang 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hoá các quy đinh của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Mặt chủ quan của vi phạm phấp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Nó bao gồm những yếu tố sau:

1. Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật.

2. Động cơ vi phạm.

3. Mục đích vi phạm

Nguồn / tham khảo:
Trang 501 - 502 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau:

1. Hành vi trái pháp luật.

2. Hậu quả (sự thiệt hại) do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.

3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả (sự thiệt hại) mà nó gây ra cho xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 499 - 501 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Năng lực pháp luật của cá phân do nhà nước quy định. Nó xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất đi khi người đó đã chết. Trong một số lĩnh vực, năng lực pháp luật được mở rộng dần từng bước phụ thuộc vào sự phát triển về thể lực và trí lực của cá nhân. Sự mở rộng dần năng lực pháp luật của chủ thể căn cứ vào độ tuổi.
Nguồn / tham khảo:
Trang 445 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Nhà nước sử dụng pháp luật để:

1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Nguồn / tham khảo:
Trang 73-77 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Về nội dung, chất lượng của pháp luật thể hiện ở các quy định pháp luật được ban hành phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của đất nước ở mỗi thời kỳ phát triển. Ngoài ra còn phải kể tới mức độ phù hợp của pháp luật với các công ước, điều ước và thông lệ quốc tế mà quốc gia tham gia hoặc ký kết. Các phương pháp điều chỉnh pháp luật được sử dụng thích hợp, các mục đích, yêu cầu và định hướng để ra cho pháp luật luôn có tính khả thi.
Nguồn / tham khảo:
Trang 556 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Nội dung của quan hệ pháp luật: Một trong những cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật là nội dung của nó. Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ chủ thể.
Nguồn / tham khảo:
Trang 453 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 332 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Luật kinh tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với cơ quan nhà nước.
Nguồn / tham khảo:
Trang 413 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có thể nói, pháp luật phong kiến là công cụ bảo đảm sự thống trị về kinh tế, chính trị và tinh thần của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội, về bản chất, tất cả các luật pháp đó chung quy chỉ là nhằm một mục đích duy nhất là duy trì chính quyền của chúa phong kiến đối với nông nô.

Nguồn / tham khảo:
Trang 128 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật ra đời để nhằm mục đích:

1. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

2. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.

3. Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

4. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia.

Nguồn / tham khảo:
Trang 73-77 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện.
Nguồn / tham khảo:
Trang 336 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất (tế bào) trong hệ thống cấu trúc của pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 401 - 402 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 83 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 88.

Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;"

Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 1 Điều 88 Hiến Pháp 2013

Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. Pháp luật mang tính bắt buộc chung đòi hỏi mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Vì vậy, thực hiện pháp luật có thể là hành vì của mỗi cá nhân nhưng cũng có thể là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội...

Nguồn / tham khảo:
Trang 466-467 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Áp dụng pháp luật tương tự có hai loại: Tương tự quy phạm pháp luật và tương tự pháp luật.

1. Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh một trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy (hai sự việc có nội dung gần giống tượng tự nhau).

2. Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp luật (dựa vào sự công bằng và lẽ phải mà giải quyết).

Nguồn / tham khảo:
Trang 483-484 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện, cho nên đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ khác nhau, nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Nguồn / tham khảo:
Trang 332 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định."

Nguồn / tham khảo:
Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật là:

1. Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động).

2. Thi hành (chấp hành) pháp luật.

3. Sử dụng pháp luật.

4. Áp dụng pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468 - 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Một số nhà khoa học cho rằng quy phạm pháp luật có ba phần (bộ phận) là giả định, quy định và chế tài; số khác lại cho rằng quy phạm pháp luật chỉ có hai phần là giả định và quy định hoặc giả định và chế tài; hoặc phần quy tắc và phần bảo đảm.

Sở dĩ tồn tại nhiều cách xác định về cấu trúc của quy phạm pháp luật như vậy là vì các nhà làm luật có quá nhiều những cách thức thể hiện chúng.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có rất nhiều loại quy phạm pháp luật và cũng có rất nhiều cách để phân chia chúng.

1. Căn cứ vào đối tượng điều chính và phương pháp điều chỉnh pháp luật có thể phân chia các quy phạm pháp luật thành các nhóm lớn như ngành luật: Quy phạm pháp luật luật hình sự, quy phạm pháp luật luật hành chính, quy phạm pháp luật luật dân sự... Với cách tiếp cận này còn có thể chia các quy phạm pháp luật thành những nhóm nhỏ hơn ngành luật như phân ngành luật, chế định phấp luật... (xem chương hệ thống pháp luật).

2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành: Quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy phạm pháp luật bảo vệ.

3. Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm pháp luật không dứt khoát và quy phạm pháp luật hướng dẫn.

4. Phụ thuộc vào cách thức thể hiện phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cấm đoán và quy phạm pháp luật cho phép.

5. Căn cứ vào nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật có thể chia các quy phạm pháp luật thành quy phạm nội dung và quy phạm hình thức.

6. Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác nữa tuỳ theo mục đích tìm hiểu nghiên cứu của các chủ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 396 - 398 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Giả định: Là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào? trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?
Nguồn / tham khảo:
Trang 384 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các quy phạm pháp luật đảm bảo cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật. Chính vì vậy, giải thích pháp luật được tiến hành thường xuyên trong quá trình xây dựng pháp luật, quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật. Giải thích pháp luật là hoạt động có tác động tích cực đối với việc tăng cường pháp chế và bảo vệ trật tự pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 486 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau, do vậy, tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 503 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật do nhà nước ban hành nên có tính bắt buộc chung, mọi người (công dân) đều phải tôn trọng pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 332 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

1. Tội phạm.

2. Vi phạm hành chính.

3. Vi phạm dân sự.

4. Vi phạm kỷ luật nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 504 - 505 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của sự không thể điều hoà được của các nhẫu thuật giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, quyền lực chính (1) chỉ thuộc về giai cấp thống trị hoặc liên minh giai cấp thống trị. Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp bởi nó tồn tại để bảo vệ lợi ích chủ yếu của giai cấp thống trị. Không chỉ ở trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế, nhà nước cũng thể hiện tư cách là tổ chức của giai cấp thống trị. Nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng hình thành trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Nguồn / tham khảo:
Trang 19 Giáo trình Pháp luật đại cương - Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia – TS Lê Minh Toàn (Chủ biên)
Bản chất của pháp luật là vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Bản chất của pháp luật là vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhận dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, những tập quán (và tín điều tôn giáo) đã là những quy phạm xã hội rất phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội lúc đó, bởi vì chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy.

Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân chia thành giai cấp thì những tập quán đó không còn phù hợp nữa, vì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người trong thị tộc. Trong điều kiện lịch sử mới khi những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được, thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới để thiết lập cho xã hội một trật tự, một loại quy phạm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp luật.

Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguồn / tham khảo:
Trang 42 - 44 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật hình thành bằng hai con đường như sau:

1. Hệ thống pháp luật của các nhà nước được hình thành dần dần từng bước phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng nói chung, giai cấp thống trị đều tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, dần dần thay đổi nội dung của các tập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Đạo luật 12 bảng của La mã chính là kết quả của quá trình chuyển hóa các tập quán thành các quy phạm pháp luật. Trong tổ chức công xã La-mã cổ đại đã cố tập quán về quyển sở hữu tập thể đối với ruộng đất và nô lệ. Khi tổ chức công xã tan rã (điều này diễn ra trong thời gian dài) thì nội dung của tập quán trên thay đổi dần dần và cuối cùng, theo Luật 12 bảng của La-mã, mỗi gia đình La-mã có quyền định đoạt đối với phần đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tài sản riêng của mỗi gia đình giàu có.

2. Hệ thống pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác, đó là các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành.

Nguồn / tham khảo:
Trang 43 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật tư sản là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là công cụ trực tiếp, quan trọng nhất để thực hiện chuyên chính tư sản. So với các kiểu pháp luật chủ nô và phong kiến, pháp luật tự sản tiến bộ hơn rất nhiều và được coi là một trong những thành tựu đánh dấu sự phát triển của lịch sử nhân loại. Về hình thức và pham vị điều chỉnh, pháp luật tư sản có sự phát triển khá hoàn thiện.

Tuy nhiên. do dựa trên những quan hệ sản xuất của chế độ tư hữu và bóc lột, pháp luật tư sản vẫn không tránh khỏi chính những hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản. Điều khác nhau chỉ có ở chỗ. những hạn chế lịch sử của pháp luật tư sản không biểu hiện ra bên ngoài, không đễ dàng nhìn nhận, để đánh giá như hạn chế lịch sử của nhà nước tư sản. Song vô luận thế nào, những hạn chế nói trên vẫn phải biểu lộ qua hình thức, nội dung của pháp luật tư sản, nhất là qua bản chất của nó.

Nguồn / tham khảo:
Trang 173 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:

1. Quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng.

2. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí.

3. Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

4. Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiệu được đảm bảo bằng sự cưỡng chế nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 437 - 440 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người hình thành nên trong quá trình lao động, là một mặt biểu hiện của quan hệ sản xuất, do vậy, nhìn chung mỗi một phương thức sản xuất có một loại quan hệ lao động tiêu biểu thích ứng với nó.
Nguồn / tham khảo:
Trang 258 Giáo trình Pháp luật đại cương - Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia – TS Lê Minh Toàn (Chủ biên)
Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng .. Và ngân hàng
Nguồn / tham khảo:
Trang 410 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quy phạm pháp luật hình thức là những quy phạm xác định trình tự, thủ tục để các chủ thể thực biện các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình hay tiến hành áp dụng pháp luật hay truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Nguồn / tham khảo:
Trang 398 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Ở góc độ là người dân thường, tính thượng tôn pháp luật thể hiện ở việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật được ban hành. Tuy nhiên, để đạt được kết quả mong muốn này, người dân phải được biết và hiểu rõ các quy định được ban hành, để từ đó họ mới có thể chấp hành tốt. Để người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp sau khi được ban hành phải được phổ biến công khai, bằng nhiều phương tiện truyền tải, và trong một khoảng thời gian đủ dài để tất cả các thành phần trong xã hội có cơ hội được biết và hiểu rõ. Đồng thời, để tạo điều kiện cho người dân được biết và hiểu rõ, thì luật pháp được ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, và không được mập mờ, chồng chéo, rắc rối, khó hiểu, dễ gây hiểu sai, hiểu nước đôi, từ đó dẫn đến việc giải thích, áp dụng không thống nhất, trái ngược nhau. Có biết và hiểu rõ về luật pháp được ban hành, thì người dân mới có thể tôn trọng và chấp hành tốt theo nó. Đây là tính “thượng tôn pháp luật” dưới góc nhìn của “phó thường dân”.

Dưới góc độ “các quan”, tính “thượng tôn pháp luật” thể hiện ở việc ban hành và thi thực thi (áp dụng) pháp luật vào đời sống xã hội phải đúng đắn và công bằng, mà kết quả mong muốn là tạo ra công lý thật sự cho toàn xã hội (xin tham khảo thêm bài viết “Phải hiểu như thế nào là công lý (justice)” mình đã chia sẻ trước đây). Dưới góc độ này, việc thực thi pháp luật (áp dụng) vào đời sống xã hội có lẽ là khâu quan trọng nhất, mà trong đó, yếu tố con người (người thực thi pháp luật) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Luật pháp được ban hành, nếu không được áp dụng vào đời sống xã hội, thì nó ban hành cũng là chỉ để cho vui, để ngắm, và là luật pháp “chết”. Sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu việc áp dụng của nó bị biến tướng, bị lợi dụng để trục lợi, vì lợi ích nhóm, hay do người ban hành và người thực thi pháp luật không đủ trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn... và do vậy, luật pháp sẽ trở thành một thức vũ khí giết người, nó sẽ triệt tiêu hoàn toàn tính “thượng tôn pháp luật” của trong một hệ thống pháp luật, xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Theo Danluat.thuvienphapluat (https://danluat.thuvienphapluat.vn/phai-hieu-nhu-the-nao-la-thuong-ton-phap-luat-178844.aspx) - Luật sư Phan Minh Thanh
Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Nguồn / tham khảo:
Trang 44 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thực hiện pháp luật một mặt, nhằm đạt được những mục đích xã hội mà vì chúng nhà nước đã phải ban hành pháp luật, mặt khác, còn cho phép làm rõ những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật thực định để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và cơ chế đưa pháp luật vào cuộc sống. Thực hiện pháp luật nghiêm minh sẽ tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho nhà nước cũng như cho các cá nhân.

Nguồn / tham khảo:
Trang 466 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 65 - 66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Tội phạm: là hành vì nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự quy định, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 504 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Trên thế giới có hơn 200 hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống đó có những điểm riêng biệt.
Nguồn / tham khảo:
Trang 84 Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân 2017 – TS Nguyễn Quốc Hoàn (Chủ biên).
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 83 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thông thường, khi nói đến chủ thể quan hệ pháp luật, người ta nghĩ ngay đến cá nhân và những tổ chức của họ.
Nguồn / tham khảo:
Trang 442 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân

...

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật."

Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020

Có 4 trường hợp áp dụng pháp luật:

1. Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vì phạm pháp luật hoặc cần áp đụng các biên pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.

2. Khi những quyển và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

3. Khi xảy ra tranh chấp về quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bêu tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

4. Đối với một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn lại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.

Nguồn / tham khảo:
Trang 470 - 471 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Cấu thành vi phạm pháp luật là một sự kiện pháp lý, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 500 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể.
Nguồn / tham khảo:
Trang 442 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Một số nhà khoa học cho rằng quy phạm pháp luật có ba phần (bộ phận) là giả định, quy định và chế tài; số khác lại cho rằng quy phạm pháp luật chỉ có hai phần là giả định và quy định hoặc giả định và chế tài; hoặc phần quy tắc và phần bảo đảm.

Sở dĩ tồn tại nhiều cách xác định về cấu trúc của quy phạm pháp luật như vậy là vì các nhà làm luật có quá nhiều những cách thức thể hiện chúng.

Nguồn / tham khảo:
Trang 383 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Chế tài: là một phần của quy phạm pháp luật chỉ ra các biện pháp mang tính chất trừng phạt mà các chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng những mệnh lệnh đã được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật.
Nguồn / tham khảo:
Trang 391 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.
Nguồn / tham khảo:
Trang 486 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Mục đích cụ thể của giáo dục pháp luật thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, giáo dục pháp luật nhằm hình thành làm sâu sắc và mở rộng hệ thống trí thức pháp luật của công dân (mục đích nhận thức).

Thứ hai. giáo dục pháp luật nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc).

Thứ ba, giáo dục pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vị và thối quen xử sự hợp pháp tích cực (mục đích hành vi). Ba mục đích trên có mối liên hệ qua lại thống nhất với nhau từ nhận thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực và từ tích cực đến thói quen xử sự hợp pháp.

Nguồn / tham khảo:
Trang 431 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Trên thế giới có hơn 200 hệ thống pháp luật khác nhau, mỗi hệ thống đó có những điểm riêng biệt.
Nguồn / tham khảo:
Trang 84 Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân 2017 – TS Nguyễn Quốc Hoàn (Chủ biên).

Có rất nhiều loại quy phạm pháp luật và cũng có rất nhiều cách để phân chia chúng.

1. Căn cứ vào đối tượng điều chính và phương pháp điều chỉnh pháp luật có thể phân chia các quy phạm pháp luật thành các nhóm lớn như ngành luật: Quy phạm pháp luật luật hình sự, quy phạm pháp luật luật hành chính, quy phạm pháp luật luật dân sự... Với cách tiếp cận này còn có thể chia các quy phạm pháp luật thành những nhóm nhỏ hơn ngành luật như phân ngành luật, chế định phấp luật... (xem chương hệ thống pháp luật).

2. Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành: Quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy phạm pháp luật bảo vệ.

3. Phụ thuộc vào hình thức mệnh lệnh nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật dứt khoát, quy phạm pháp luật không dứt khoát và quy phạm pháp luật hướng dẫn.

4. Phụ thuộc vào cách thức thể hiện phần quy định của quy phạm pháp luật có thể chia quy phạm pháp luật thành quy phạm pháp luật bắt buộc, quy phạm pháp luật cấm đoán và quy phạm pháp luật cho phép.

5. Căn cứ vào nội dung, tác dụng của quy phạm pháp luật có thể chia các quy phạm pháp luật thành quy phạm nội dung và quy phạm hình thức.

6. Ngoài ra còn có nhiều cách phân chia khác nữa tuỳ theo mục đích tìm hiểu nghiên cứu của các chủ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 396 - 398 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người. Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới những phương thức “nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyền lực nhà nước như đối với pháp luật (trừ những trường hợp đặc biệt được nhà nước quan tâm).
Nguồn / tham khảo:
Trang 71 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 3 hình thức pháp luật:

1. Tập quán pháp.

2. Tiền lệ pháp.

3. Văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 81-83 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Chủ thể quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân, pháp nhân và tổ chức.
Nguồn / tham khảo:
Trang 448 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân loại thành các nhóm lớn tương ứng với các ngành luật như: quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật đất đai v:v.. Cách phân loại này phổ biến và được thừa nhận rộng rãi.

Quan hệ pháp luật còn được phân loại thành quan hệ pháp luật cụ thể và quan hệ pháp luật chung. Cách phân loại này căn cứ vào cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.

Quan điểm khẳng định sự tồn tại của các quan hệ pháp luật cụ thể xuất phát từ tính xác định của chủ thể và tính xác định trong cách xử sự của chúng. Quan hệ pháp luật, theo quan điểm này bao giờ cũng là những quan hệ giữa các chủ thể xác định. Các quan hệ pháp luật loại này được chia thành các quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối.

Nguồn / tham khảo:
Trang 440 - 441 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Mục đích cụ thể của giáo dục pháp luật thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, giáo dục pháp luật nhằm hình thành làm sâu sắc và mở rộng hệ thống trí thức pháp luật của công dân (mục đích nhận thức).

Thứ hai. giáo dục pháp luật nhằm hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật (mục đích cảm xúc).

Thứ ba, giáo dục pháp luật nhằm hình thành động cơ, hành vị và thối quen xử sự hợp pháp tích cực (mục đích hành vi).

Ba mục đích trên có mối liên hệ qua lại thống nhất với nhau từ nhận thức đến tự giác, từ tự giác đến tích cực và từ tích cực đến thói quen xử sự hợp pháp.

Nguồn / tham khảo:
Trang 431 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Cướp giật tài sản là tội phạm vi phạm pháp luật hình sự
Nguồn / tham khảo:
Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015

Đặc điểm của quy phạm pháp luật:

1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự.

2. Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người.

3. Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước bạn hành và bảo đảm thực hiện.

4. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung.

5. Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, mà nội dung của nó thường thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc.

6. Quy phạm pháp luật có tính hệ thống.

Nguồn / tham khảo:
Trang 378 - 382 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. "

Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này."

Nguồn / tham khảo:
Điều 136, Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015
Động cơ vi phạm: Động cơ được hiểu là cái (động lực) thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường khi thực hiện vi phạm pháp luật chủ thể thường được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó. Động cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê hèn...
Nguồn / tham khảo:
Trang 502 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Một số học giả, thay vì sử dụng thuật ngữ “hệ thống pháp luật” đã sử dụng thuật ngữ “dòng họ pháp luật” (legal family) để chỉ nhóm hệ thống pháp luật có những điểm chung nhất định. Vì vậy, trong các công trình luật so sánh, chúng ta cũng gặp các thuật ngữ như “Dòng họ pháp luật La Mã - Giécmanh (Romano-Germanic family) hay dòng họ pháp luật Anh-Mỹ (Anglo-American legal family hoặc Common law), dòng họ pháp luật XHCN (Socialist legal family).
Nguồn / tham khảo:
Trang 20 Giáo trình Luật so sánh Đại học luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân 2017 – TS Nguyễn Quốc Hoàn (Chủ biên).

Hành vi không hợp pháp (trái pháp luật) còn có thể được phân chia thành hành vi vi phạm pháp luật và những hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 495 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Hành vi vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
Nguồn / tham khảo:
Trang 497 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Hệ thống pháp luật được cấu thành từ ba thành tố cơ bản ở ba cấp độ khác nhau là quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật
Nguồn / tham khảo:
Trang 401 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Hệ thống pháp luật được định nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do nhà nước ban lành theo những trình tự, thủ tục và hình thức nhất định.
Nguồn / tham khảo:
Trang 401 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 81 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong đó quy định những quy tắc xử sự chung (quy phạm đối với mọi người) được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội. Có nhiều loại văn bản pháp luật. Ở mỗi nước, trong những điều kiện cụ thể có những quy định riêng về tên gọi và hiệu lực pháp lý của các loại văn bản pháp luật. Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật đều được ban hành theo một trình tự thủ tục nhất định và chứa đựng những quy định cụ thể (các quy phạm pháp luật).

Nguồn / tham khảo:
Trang 83 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
Nguồn / tham khảo:
Trang 468 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Xây dựng pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước. Việc tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật phản ánh được những nhu cầu phát triển khách quan của xã hội là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả của quản lý nhà nước. Đó là hoạt động soạn thảo và ban hành các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của các cơ quan nhà nước có thẩm quyển (nhà chức trách), các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền.

Xây dựng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo, là quá trình nhận thức các quy luật xã hội đặc biệt là quy luật lợi ích, xác định tầm quan trọng của các quan hệ xã hội từ đó xác định phạm vi và phương pháp điều chỉnh đúng đắn đối với chúng. Thông qua việc sử dụng những quy tắc đặc thù của kỹ thuật lập pháp, nhà nước ta đặt ý chí của nhân dân lao động lên thành các chuẩn mực mang tính chất bắt buộc chung. Các chuẩn mực đó được chứa đựng trong các hình thức văn bản pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Do đó, hoạt động xây dựng pháp luật còn được gọi là hoạt động sáng tạo pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 414 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 trường hợp áp dụng pháp luật:

1. Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vì phạm pháp luật hoặc cần áp đụng các biên pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân nào đó.

2. Khi những quyển và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

3. Khi xảy ra tranh chấp về quyển chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bêu tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.

4. Đối với một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn lại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó.

Nguồn / tham khảo:
Trang 470 - 471 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Lịch sử loài người có 4 kiểu pháp luật:

1. Kiểu pháp luật chủ nô.

2. Kiểu pháp luật phong kiến.

3. Kiểu pháp luật tư sản.

4. Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Nguồn / tham khảo:
Trang 79 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội. Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể khoa học pháp lý chia lỗi ra thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Nguồn / tham khảo:
Trang 501 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật là:

1. Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động).

2. Thi hành (chấp hành) pháp luật.

3. Sử dụng pháp luật.

4. Áp dụng pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 468 - 469 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế).

2. Tính quy phạm.

3. Tính ý chí.

4. Tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 70-73 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Năng lực pháp luật của cá phân do nhà nước quy định. Nó xuất hiện kể từ khi cá nhân sinh ra và chỉ mất đi khi người đó đã chết. Trong một số lĩnh vực, năng lực pháp luật được mở rộng dần từng bước phụ thuộc vào sự phát triển về thể lực và trí lực của cá nhân. Sự mở rộng dần năng lực pháp luật của chủ thể căn cứ vào độ tuổi.
Nguồn / tham khảo:
Trang 445 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Do sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo trong xã hội phong kiến nên tổ chức tôn giáo trong nhiều trường hợp đã can thiệp vào công việc nhà nước và ngược lại, Nhà nước cũng can thiệp vào các công việc tôn giáo. Điều này đã dẫn đến Nhà nước phong kiến ghi nhận nhiều quy định của lễ giáo đạo đức phong kiến thành những quy định của pháp luật phong kiến.

Hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là tập quán pháp. Có những nước số lượng tập quán pháp có tới trên 300 loại. Ở mỗi vùng lãnh thổ của mình các chúa đất, địa chủ thường đặt ra luật lệ riêng của mình cùng song song tồn tại với luật lệ của vua. Vua, chúa phong kiến thường ban hành pháp luật chủ yếu dưới dạng lệnh, chiếu chỉ… cũng có khi chỉ là khẩu lệnh.

Tuy vậy, nhiều Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã có những bộ luật chung cho cả nước được biên soạn khá công phu. Ví dụ: Nhà nước phong kiến Việt Nam đã ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng đức) năm 1483 và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) năm 1815.

Xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chính sách địa phương chủ nghĩa các nhà nước phong kiến thường thừa nhận cho các cộng đồng dân cư như làng xã các quyền tự quản tương đối rộng lớn đối với các công việc Irong phạm vi nội bộ cộng đồng của mình, vì vậy, trong xã hội phong kiến, ngoài pháp luật của Nhà nước (phép vua) thì mỗi địa phương cũng tự đặt cho mình hàng loạt quy định dưới dạng “lệ làng” (hương ước)... Đối với nông dân ở các địa phương, trong nhiều trường hợp lệ làng (hương ước)... còn quan trọng hơn cả pháp luật của Nhà nước như dân gian vẫn có câu “phép vua thua lệ làng. Nền dân chủ làng xã với những thiết chế của làng xã đã góp phần đưa pháp luật của nhà nước vào đời sống xã hội, củng cố tinh thần cộng đồng, duy trì trật tự trong làng xã vì sự phát triển của cả cộng đồng. Ở góc độ khác thì lệ làng, hương ước bắt người dân phải tuân theo nhiều thủ tục phức tạp, nhiều tục lệ nặng nề, hà khắc, đôi khi trái với cả những quy định tiến bộ của pháp luật phong kiến. Có thể nói người nông dân trong xã hội phong kiến không được pháp luật công nhận với tư cách là cá nhân mà họ bị hoà tan trong cái chung của làng xã, cộng đồng, họ mạc...

Nguồn / tham khảo:
Trang 132-134 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, những tập quán (và tín điều tôn giáo) đã là những quy phạm xã hội rất phù hợp để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội lúc đó, bởi vì chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội đã phân chia thành giai cấp thì những tập quán đó không còn phù hợp nữa, vì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người trong thị tộc. Trong điều kiện lịch sử mới khi những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được, thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới để thiết lập cho xã hội một trật tự, một loại quy phạm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, đó là quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật của các nhà nước được hình thành dần dần từng bước phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhưng nói chung, giai cấp thống trị đều tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, dần dần thay đổi nội dung của các tập quán và bằng con đường nhà nước nâng chúng thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Đạo luật 12 bảng của La mã chính là kết quả của quá trình chuyển hóa các tập quán thành các quy phạm pháp luật. Trong tổ chức công xã La-mã cổ đại đã cố tập quán về quyển sở hữu tập thể đối với ruộng đất và nô lệ. Khi tổ chức công xã tan rã (điều này diễn ra trong thời gian dài) thì nội dung của tập quán trên thay đổi dần dần và cuối cùng, theo Luật 12 bảng của La-mã, mỗi gia đình La-mã có quyền định đoạt đối với phần đất của mình, còn nô lệ và súc vật trở thành tài sản riêng của mỗi gia đình giàu có.

Hệ thống pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác, đó là các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành. Việc chuyển hóa các tập quán để nâng chúng thành luật chỉ là một bộ phận trong sự hình thành hệ thống pháp luật của các nhà nước. Những mối quan hệ phức tạp mới phát sinh trong xã hội, đồi hỏi phải có các quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh. Vì vậy, hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước ra đời. Tuy nhiên, hoạt động này lúc đầu còn đơn giản và phiến diện, nhiều quyết định của các cơ quan tư pháp, tòa án đã có ý nghĩa như những nguyên tắc chung, những quy định chung. Hệ thống pháp luật được hình thành dần cùng với sự phát triển của các nhà nước và hoạt động xây dựng pháp luật của các cơ quan trung ương. Nhà nước đã ban hành ra các văn bản pháp luật nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc quyền cho giai cấp thống trị. Ví dụ: Những văn bản pháp luật của nhà nước chủ nô như đạo luật Hãmmurapi, đạo luật Manu...

Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nó khác hoàn toàn với các quy phạm xã hội khác (bao gồm chủ yếu là các tập quán) thể hiện ý chí của tất cả mọi người. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Cả hai hiện tượng đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguồn / tham khảo:
Trang 42-43 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp điển hoá là hình thức hệ thống hoá pháp luật trong đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành luật theo trình tự nhất định, loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo, các quy định lỗi thời và bổ sung những quy định mới. Kết quả của pháp điển hoá là văn bản quy phạm pháp luật mới trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy phạm pháp luật cũ mà điển hình là bộ luật.
Nguồn / tham khảo:
Theo Từ điển thuật ngữ Lý luận nhà nước và pháp luật năm 2008 – NXB Công an Nhân dân - PGS. TS. Thái Vĩnh Thắng (Biên soạn)

Pháp luật chiếm hữu nô lệ là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, nó ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước chiếm hữu nô lệ. Những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự ra đời của pháp luật chiếm hữu nô lệ đã hình thành và phát triển ngay trong lòng xã hội nguyên thuỷ (xem chương Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật).

Cũng như nhà nước chiếm hữu nô lệ, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật chiếm hữu nô lệ rất chậm chạp và diễn ra trong một thời gian rất dài. Pháp luật chiếm hữu nô lệ hình thành dần từng bước trên cơ sở thừa nhận, củng cố và bảo đảm cho những quy phạm xã hội của xã hội nguyên thuỷ được thực hiện bằng nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 99-100 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật có 4 đặc trưng cơ bản sau:

1. Tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế).

2. Tính quy phạm.

3. Tính ý chí.

4. Tính xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 70-73 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp; ngược lại, cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.
Nguồn / tham khảo:
Trang 65-66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Luật nhà nước gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về quốc tịch…
Nguồn / tham khảo:
Trang 409 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.

Pháp luật không chỉ phản ánh các chính sách kinh tế mà còn thể hiện các quan hệ giai cấp, phản ánh đối sánh giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp.

Pháp luật luôn phản ánh đạo đức của lực lượng cầm quyền.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyển lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh, rộng trên quy mô toàn xã hội.

Pháp luật bên cạnh việc thể hiện bản chất giai cấp, còn phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 66-70 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi."


Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Luật tài chính bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoại động tài chính của nhà nước, trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cái dưới hình thức giá trị.

Nguồn / tham khảo:
Trang 410 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật còn có mối quan hệ với đạo đức. Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người (một cộng đồng người, một giai cấp), về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Những quan niệm, quan điểm này rất khác nhau, do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định. Trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó, một hệ thống quy tắc ứng xử của con người được hình thành. Đạo đức một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì chúng sẽ là cơ sở cho hành vi của con người.

Mỗi lực lượng xã hội, hoặc một cộng đồng người đều có những quan niệm và quan điểm riêng của mình. Cho nên các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng rất nhiều loại. Chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Lực lượng thống trị (lực lượng nắm quyền lực) đo có ưu thế đặc biệt nên có điều kiện để thể hiện những quan niệm, quan điểm của mình thành pháp luật. Vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của lực lượng cầm quyền. Tuy nhiên, do có sự tác động qua lại của nhiều loại đạo đức trong xã hội, pháp luật không thể không phản ánh các quan điểm, quan niệm, lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội. Trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, các lực lượng cầm quyền đều phải tính đến yếu tố đạo đức xã hội để tạo cho pháp luật một khả năng “thích ứng, làm cho nó “tựa hổ” như thể hiện ý chí của mọi tầng lớp xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 68-69 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo, sự sáng tạo trong phạm vị quy định của pháp luật. Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, ra quyết định, văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.

Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng tập quán hoặc áp dụng pháp luật tương tự để giải quyết vụ việc. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức và có tay nghề cao.

Nguồn / tham khảo:
Trang 474 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Luật hiến pháp (luật nhà nước) là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, bởi vì nó là ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất của quốc gia và tất cả những ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật nhà nước. Luật nhà nước còn được gọi là luật hiến pháp vì nội dung cơ bản của luật nhà nước bắt nguồn từ hiến pháp, hiến pháp là nguồn cơ bản của luật nhà nước.
Nguồn / tham khảo:
Trang 409 - 410 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Phải áp dụng pháp luật tương tự là bởi vì khi xây dựng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn cố gắng tới mức cao nhất dự liệu trước những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) có thể xảy ra trong thực tế đời sống xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật để đặt ra quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với những trường hợp đó.

Tuy nhiên, do đời sống xã hội hết sức đa dạng, phức tạp và có nhiều các lĩnh vực quan hệ khác nhau nên có không ít những trường hợp quan hệ xã hội xảy ra trong thực tế liên quan tới lợi ích của các cá nhân, tổ chức cần phải được giai quyết bằng pháp luật nhưng lại không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh nên không có căn cứ pháp lý để áp dụng. Khác phục những vấn để này nếu bằng việc bạn hành các quy phạm pháp luật mới đòi hỏi phải có thời gian.

Mặt khác rất nhiều sự kiện, hiện tượng như thế chỉ xảy ra đột xuất nhất thời nên cũng chưa hẳn đã cần đến các quy phạm pháp luật mới. Trong khi đó nhu cầu của đời sống xã hội đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải giải quyết các vấn để đó ngay để đảm bảo lợi ích của người dân, của các tổ chức của nhà nước. Giải pháp cho những tình huống nêu trên là áp dụng pháp luật tương tự.

Nguồn / tham khảo:
Trang 483 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Phải áp dụng pháp luật là bởi vì pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi tất cả những quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhưng nếu chỉ thông qua các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện. Lý do có thể là các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nguồn / tham khảo:
Trang 470 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Tập quán pháp là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện. Đây là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng nhiều trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Trong nhà nước tư sản, hình thức này vẫn được sử dụng nhiều, nhất là ở các nước có chế độ quân chủ.
Nguồn / tham khảo:
Trang 81 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 2. Giải thích từ ngữ

...

2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại."

Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011

Tính bắt buộc hay tính quyền lực (tính nhà nước, tính cưỡng chế): pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

Nói một cách khác, pháp luật được hình thành và phát triển bằng con đường nhà nước chứ không thể bằng bất kỳ một con đường nào khác. Với tư cách của mình, nhà nước là một tổ chức hợp pháp, công khai và có quyền lực bao trùm toàn xã hội. Vì vậy, khi pháp luật được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nó sẽ có sức mạnh của quyền lực nhà nước và có thể tác động đến tất cả mọi người.

Đặc trưng này chỉ có ở pháp luật. Các loại quy tắc xử sự khác chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp, dưới những phương thức “nhẹ nhàng” hơn và được bảo đảm bằng dư luận xã hội, chứ không phải bằng quyền lực nhà nước như đối với pháp luật (trừ những trường hợp đặc biệt được nhà nước quan tâm).

Nguồn / tham khảo:
Trang 70 - 71 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Có hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý.

- Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.

- Lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cấu thả.

Nguồn / tham khảo:
Trang 301 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Áp dụng tương tự pháp luật (là giải quyết một vụ việc thực tế, cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp luật (dựa vào sự công bằng và lẽ phải mà giải quyết).
Nguồn / tham khảo:
Trang 484 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau:

1. Tội phạm.

2. Vi phạm hành chính.

3. Vi phạm dân sự.

4. Vi phạm kỷ luật nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 504 - 505 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Vi phạm kỷ luật là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự..., gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và những tổ chức công khác. Vi phạm kỷ luật thể hiện ở chỗ người vi phạm không tôn trọng kỷ luật nhà nước, quy chế nội bộ cơ quan, tổ chức.
Nguồn / tham khảo:
Trang 85 Giáo trình Pháp luật đại cương - Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia – TS Lê Minh Toàn (Chủ biên)
Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết một vụ việc thực tế cụ thể nào đó chưa có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức pháp luật (dựa vào sự công bằng và lẽ phải mà giải quyết).
Nguồn / tham khảo:
Trang 484 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể.
Nguồn / tham khảo:
Trang 442 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ở các ngành khoa học pháp lý cụ thể.

Nguồn / tham khảo:
Trang 503 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại"

Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

"Điều 70. 

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;"

Nguồn / tham khảo:
Theo khoản 1 Điều 70 Hiến pháp 2013

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội có những dấu hiệu cơ bản sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và chủ thể thực hiện phải có năng lực trách nhiệm pháp lý.

Nguồn / tham khảo:
Trang 497 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Vi phạm pháp luật được cấu thành bởi 4 yếu tố: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật

Nguồn / tham khảo:
Trang 500 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quan hệ pháp luật được cấu thành bởi: chủ thể, nội dung và khách thể.
Nguồn / tham khảo:
Trang 442 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật, làm cho các bên tham gia quan hệ đó có quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Nguồn / tham khảo:
Trang 437 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật bởi vì:

- Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc đối với mọi người. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều loại quy phạm khác nhau, thể hiện ý chí và nguyện vọng của các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau, nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật thống nhất chung cho toàn bộ xã hội.

Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng.

- Pháp luật mang tính xã hội vì pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội.

Nguồn / tham khảo:
Trang 63- 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Pháp luật mang tính xã hội vì pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành nên nó còn mang tính chất xã hội. Nghĩa là, ở mức độ ít hay nhiều (tùy thuộc vào hoàn cảnh trong mỗi giai đoạn cụ thể), pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội.

Ví dụ: Pháp luật tư sản ở giai đoạn đầu, sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, bên cạnh việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn thể hiện nguyện vọng dân chủ và lợi ích của nhiều tầng lớp khác trong xã hội. Trong quá trình phát triển tiếp theo, tùy theo tình hình cụ thể, giai cấp tư sản đã điều chỉnh mức độ thể hiện đó theo ý chí của mình để pháp luật có thể “thích ứng” với điều kiện và bối cảnh xã hội cụ thể. Đối với pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, bên cạnh việc pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ (mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển), cũng phải tính đến ý chí và lợi ích của các tầng lớp khác.

Nguồn / tham khảo:
Trang 65 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế - xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Sự thay đổi của chế độ kinh tế - xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.
Nguồn / tham khảo:
Trang 66 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cụ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Nguồn / tham khảo:
Trang 476 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm

Thời điểm phát sinh hiệu lực của các văn bản pháp luật được xác định rất khác nhau. Thông thường điều đó được thể hiện theo hai cách: ghi rõ trong văn bản thời điểm phát sinh hiệu lực và không ghi rõ thời điểm đó.

Đối với những văn bản, trong đó có điều khoản ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực thì việc áp dụng vào thực tế có những điều kiện thuận lợi hơn. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà trong đó mỗi văn bản quy phạm pháp luật sẽ phát huy vai trò của mình, người làm luật sẽ dự liệu và ấn định thời điểm phát sinh hiệu lực của nó. Có văn bản thời điểm đó được xác định kể từ ngày ký, có văn bản thời điểm phát sinh hiệu lực lại được xác định muộn hơn, cá biệt có trường hợp phải sau một thời gian dài.

Những văn bản mà trong đó không ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực thì cần phải chú ý tới đặc điểm riêng của từng loại vàn bản. Đối với văn bản luật, thời điểm phát sinh hiệu lực được tính từ khi chúng được công bố chính thức. Còn đối với các văn bản dưới luật thì việc xác định thời điểm phái sinh hiệu lực của chúng phải xem xét cụ thể hơn (vì các văn bản dưới luật không bắt buộc phải có giai đoạn công bố chính thức). Thông thường các văn bản dưới luật có hiệu lực kể từ ngày được ban hành, hoặc từ thời điểm mà cơ quan hữu quan đã nhận được văn bản đó. Trong các trường hợp khác, thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được tính từ ngày chúng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước.

Nguồn / tham khảo:
Trang 367 - 368 Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật – NXB Công an Nhân dân 2009 – Chủ biên: PGS.TS. Lê Minh Tâm
Yêu cầu đăng nhập để xem danh sách đã lưu. Đăng nhập ngay
TƯ VẤN MỚI NHẤT
Pháp luật
Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
Pháp luật
Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
Pháp luật
Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?
Pháp luật
Cháu nội và cháu ngoại có cùng hàng thừa kế không? Cháu nội có được hưởng thừa kế nhiều hơn cháu ngoại không?
Pháp luật
Khi gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu thì bên mời thầu cần làm gì?
Pháp luật
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
Pháp luật
Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
Pháp luật
Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
Pháp luật
Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào