Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học?

Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học? Ngôi kể chuyện thứ nhất có trong chương trình kiến thức môn Ngữ văn cấp học nào? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học?

Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện?

Ngôi kể truyện là cách mà người kể chuyện lựa chọn để truyền tải nội dung của câu chuyện đến người đọc hoặc người nghe. Ngôi kể quyết định góc nhìn, mức độ hiểu biết và cảm xúc của câu chuyện. Có ba ngôi kể chính trong văn học:

Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện?

Có 3 ngôi kể chuyện như sau:

(1) Ngôi kể thứ nhất

Người kể xưng "tôi" hoặc "chúng tôi". Là nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, kể lại những gì mình đã trải qua, chứng kiến hoặc suy nghĩ.

Cách kể này tạo cảm giác chân thực, gần gũi nhưng có hạn chế là chỉ phản ánh sự việc theo góc nhìn của người kể.

Ví dụ: "Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu tiên bước vào trường cấp hai. Cảm giác hồi hộp xen lẫn háo hức khiến tôi không thể ngủ được suốt đêm."

(2) Ngôi kể thứ hai

Người kể xưng "bạn" hoặc "cậu", trực tiếp trò chuyện với nhân vật hoặc người đọc. Cách kể này ít phổ biến, thường dùng để tạo sự tương tác, lôi cuốn người đọc vào câu chuyện.

Ví dụ: "Bạn có nhớ lần đầu tiên mình bị điểm kém không? Chắc hẳn cảm giác đó không hề dễ chịu chút nào!"

(3) Ngôi kể thứ ba

Người kể không xuất hiện trong câu chuyện, chỉ quan sát và kể lại mọi diễn biến từ bên ngoài. Có thể biết toàn bộ câu chuyện hoặc chỉ biết một phần (theo góc nhìn của một nhân vật). Cách kể này giúp người đọc có cái nhìn bao quát hơn về câu chuyện.

Ví dụ: "Nam bước vào lớp với vẻ mặt lo lắng. Cậu nhìn quanh, cố tìm một chỗ trống để ngồi. Hôm nay là ngày đầu tiên cậu chuyển đến ngôi trường mới."

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học?

Ngôi kể chuyện là gì? Có mấy ngôi kể? Ví dụ về ngôi kể chuyện? Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học? (hình từ internet)

Ngôi kể chuyện thứ nhất có trong chương trình kiến thức môn Ngữ văn cấp học nào?

Theo khoản 1 Mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1.2. Kiến thức
...
b) Văn học
...
- Phân bổ các mạch kiến thức văn học từng cấp học
+ Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại.
+ Cấp trung học cơ sở: những hiểu biết về các thể loại (truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch); chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình; giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (người kể chuyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba, nhân vật, điểm nhìn, sự thay đổi người kể chuyện và điểm nhìn, xung đột, không gian và thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật, mạch cảm xúc trữ tình, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, luật thơ, kết cấu); cuối lớp 9 có tổng kết sơ giản về lịch sử văn học.
+ Cấp trung học phổ thông: những hiểu biết về một số thể loại, tiểu loại ít thông dụng, đòi hỏi kĩ năng đọc cao hơn (thần thoại, sử thi, chèo hoặc tuồng, truyện và thơ hiện đại; tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại); một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết văn bản văn học (câu chuyện, người kể chuyện toàn tri, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện và sự dịch chuyển, phối hợp điểm nhìn, cách kể, tứ thơ, đặc trưng của hình tượng văn học; phong cách văn học; những hiểu biết về lịch sử văn học và một số tác gia lớn); một số chuyên đề học tập tập trung vào kiến thức về các giai đoạn, trào lưu và phong cách sáng tác văn học.
...

Như vậy, ngôi kể chuyện thứ nhất và ngôi kể chuyện thứ ba có trong chương trình kiến thức môn Ngữ văn cấp học ở cấp trung học cơ sở.

Giáo dục phổ thông có bao nhiêu cấp học theo Luật Giáo dục?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định 03 cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
5+ mẫu viết đoạn văn ngắn kể về một kỷ niệm đáng nhớ ngắn gọn? Quy định về đặc điểm của môn Ngữ văn?
Pháp luật
Định lý Thales là gì? Công thức định lý Thales trong tam giác? Việc phát triển giáo dục được quy định thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về sự đồng cảm trong cuộc sống? Bài văn nghị luận về sự đồng cảm? Nội dung giáo dục trung học phổ thông?
Pháp luật
Công thức tính thể tích hình lập phương? Môn toán học có đặc điểm thế nào? Phương pháp dạy môn Toán cần đáp ứng yêu cầu cơ bản nào?
Pháp luật
Mẫu văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về bạn cùng bàn? Quy định về những phẩm chất chủ yếu của học sinh các cấp?
Pháp luật
5+ mẫu viết đoạn văn tả thầy giáo mà em yêu quý lớp 5 ngắn gọn, điểm cao? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học?
Pháp luật
Viết đoạn văn tưởng tượng em là cánh diều bay lượn trên bầu trời lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết đoạn văn của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Bài văn tả cô giáo hay? Tả cô giáo mà em yêu quý nhất? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những trường nào?
Pháp luật
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống Ngữ văn lớp 9? Điều kiện để học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi?
Pháp luật
Bài văn nghị luận về rác thải nhựa hay nhất? Dàn ý nghị luận về rác thải nhựa chi tiết? Lộ trình hạn chế rác thải nhựa thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
28 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào