Trình tự hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2025? Nội dung hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ra sao?
Trình tự hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2025?
Căn cứ Điều 51 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về trình tự hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 như sau:
(1) Tập hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa theo định kỳ bao gồm: Các văn bản theo danh mục văn bản còn hiệu lực được công bố trong kỳ hệ thống hoá văn bản liền trước; các văn bản được ban hành trong kỳ hệ thống hóa hiện tại, bao gồm cả văn bản chưa có hiệu lực.
(2) Tập hợp kết quả rà soát văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa đã được thực hiện trước đó.
(3) Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung:
- Kết quả rà soát văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa phải được kiểm tra lại để bảo đảm tính chính xác về hiệu lực của văn bản tính đến thời điểm hệ thống hóa;
- Trường hợp kết quả rà soát văn bản phản ánh không cập nhật tình trạng pháp lý của văn bản hoặc phát hiện văn bản chưa được rà soát theo quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền rà soát phải tiến hành rà soát theo quy định tại Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
(4) Lập các danh mục văn bản:
- Danh mục văn bản hết hiệu lực, tạm ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, tạm ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực (bao gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có hiệu lực) tính đến thời điểm hệ thống hóa; Danh mục văn bản cần tạm ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới;
- Các danh mục văn bản được lập theo các mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
(5) Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực thành Tập hệ thống hóa văn bản:
Toàn bộ nội dung các văn bản trong danh mục văn bản còn hiệu lực được sắp xếp thành Tập hệ thống hóa văn bản.
(6) Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản:
- Các cơ quan, trừ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định tại Điều 64 của Luật công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm của mình;
- Kết quả hệ thống hóa văn bản gồm các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản quy định tại (4) và (5);
- Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa văn bản là văn bản hành chính;
- Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là ngày 01 tháng 02 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 3 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa.
(7) Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được đăng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.
- Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực ở trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện phải được đăng Công báo điện tử. Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực ở cấp xã (nếu có) phải được niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).
- Trường hợp sau khi công bố, phát hiện các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực có sai sót thì tiến hành rà soát lại và đính chính.
Trình tự hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2025? Nội dung hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nội dung hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ra sao?
Căn cứ Điều 50 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về nội dung hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Tập hợp các văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa.
- Kiểm tra lại kết quả rà soát văn bản và rà soát bổ sung.
- Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Điều 52 Nghị định 79/2025/NĐ-CP.
- Công bố các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực.
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ra sao?
Căn cứ Điều 53 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như sau:
(1) Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị làm đầu mối công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xây dựng và làm đầu mối tổ chức thực hiện kế hoạch hệ thống hóa.
(2) Các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị làm đầu mối công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản để tổng hợp.
Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện hệ thống hóa văn bản và gửi kết quả cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp.
(3) Tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị làm đầu mối công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, công bố.
(4) Quan hệ phối hợp giữa các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước trong việc hệ thống hóa văn bản được thực hiện theo quy định của các cơ quan này.
(5) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản về Bộ Tư pháp trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày công bố kết quả hệ thống hóa để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn của học sinh lớp 9 gồm những gì? Theo quy định, học sinh lớp 9 là bao nhiêu tuổi?
- Xe ô tô chuẩn bị ra khỏi đường cao tốc cần chú ý điều gì? Xe ô tô ra khỏi đường cao tốc mà không tuân thủ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức đặt cọc tối đa khi mua chung cư hình thành trong tương lai là bao nhiêu? Bàn giao chung cư hình thành trong tương lai được quy định thế nào?
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại người cai nghiện ma túy năm 2025? Tải mẫu phiếu đánh giá xếp loại người cai nghiện ma túy?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn năm 2025 mới nhất?