Nội dung tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Nghị định 78 2025 gồm những gì?
Nội dung tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Nghị định 78 2025 gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, nội dung tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:
(1) Tờ trình dự án, dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bao gồm các nội dung sau: sự cần thiết ban hành văn bản; mục đích ban hành, quan điểm xây dựng dự án, dự thảo văn bản; quá trình xây dựng dự án, dự thảo văn bản; bố cục và nội dung cơ bản của dự án, dự thảo văn bản, trong đó phải nếu rõ các nội dung quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 6 Nghị định 78/2025/NĐ-CP; những nội dung bổ sung mới so với dự thảo văn bản gửi thẩm định (nếu có); dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản và thời gian trình thông qua hoặc ban hành; vấn đề xin ý kiến (nếu có).
(2) Đối với tờ trình dự án, dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế phải nêu rõ: nội dung sửa đổi, hoàn thiện; nội dung bổ sung; nội dung lược bỏ; nội dụng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nội dung phân quyền, phân cấp; vấn đề còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền và kiến nghị phương án giải quyết.
(3) Đối với tờ trình dự án, dự thảo văn bản ban hành mới phải nêu rõ: việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; vấn đề chưa được pháp luật quy định hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp; vướng mắc, bất cập từ thực tiễn; nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nội dung phân quyền, phân cấp; vấn đề còn ý kiến khác nhau cần xin ý kiến cấp có thẩm quyền và kiến nghị phương án giải quyết.
Nội dung tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định mới nhất tại Nghị định 78 2025? (Hình từ Internet)
Quy định về việc lập danh mục văn bản quy định chi tiết theo Nghị định 78 2025 ra sao?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, việc lập danh mục văn bản quy định chi tiết được quy định như sau:
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Danh mục văn bản quy định chi tiết bao gồm: nghị định, nghị quyết của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó nêu rõ tên văn bản, cơ quan ban hành văn bản, cơ quan chủ trì soạn thảo, nội dung giao quy định chi tiết và dự kiến thời gian trình hoặc ban hành.
- Bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước có nội dung được giao quy định chi tiết có trách nhiệm:
+ Lập danh mục văn bản quy định chi tiết trong đó nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết; nội dung giao quy định chi tiết; cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp; thời hạn trình ban hành;
+ Lập danh mục các nội dung giao chính quyền địa phương quy định chi tiết;
+ Gửi danh mục văn bản quy định chi tiết quy định tại điểm a và điểm b khoản này đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thông qua; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành.
- Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước không do Chính phủ trình thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày được thông qua hoặc ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm rà soát các nội dung giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương quy định chi tiết gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo.
Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Cắn cứ tại Điều 3 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
- Việc truyền thông được thực hiện từ thời điểm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thông qua hoặc ban hành.
- Trừ văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung truyền thông bao gồm:
+ Sự cần thiết ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật;
+ Nội dung cơ bản bao gồm: nội dung mới, sửa đổi, bổ sung của chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật,
+ Nội dung khác (nếu có).
- Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng nội dung truyền thông theo quy định bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu để đăng tải trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình và tổ chức truyền thông bằng hình thức phù hợp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời động viên người khuyết tật ý nghĩa? Lời động viên người khuyết nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam năm 2025? Mẫu kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Nghị luận về ý nghĩa của việc giữ lời hứa? Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc giữ lời hứa chọn lọc?
- Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120?
- 05 đoạn văn nói về sở thích của em dành cho học sinh lớp 4? Chương trình, kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 4?