Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới nhất 2025? Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật?
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới nhất 2025 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 71 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
(1) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật là các thành phần cấu thành văn bản gồm thành phần chính và thành phần bổ sung.
(2) Các thành phần chính của văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số, ký hiệu của văn bản;
- Địa danh ban hành văn bản (nếu có);
- Thời gian thông qua hoặc ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản;
- Dấu, chữ ký của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản;
- Nơi nhận (nếu có).
(3) Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, văn bản có thể bổ sung các thành phần sau đây:
- Phụ lục;
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn;
- Ký hiệu của người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành;
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; cổng hoặc trang thông tin điện tử.
(4) Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, cách viết hoa, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
(5) Văn bản quy phạm pháp luật được đánh số riêng cho từng loại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
(6) Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
>>> TẢI VỀ Phụ lục I Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Nghị định 78/2025/NĐ-CP
*Trên đây là "Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới nhất 2025 như thế nào?"
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật theo quy định mới nhất 2025 như thế nào? Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Bố cục của văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 78 thế nào?
Căn cứ tại Điều 63 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, bố cục của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật được bố cục thành các phần hoặc chương hoặc không có phần và chương; từng phần được bố cục thành các chương; từng chương được bố cục thành các mục hoặc không có mục; từng mục được bố cục thành các tiểu mục hoặc không có tiểu mục; từng điều được bố cục thành các khoản hoặc không có khoản; từng khoản được bố cục thành các điểm hoặc không có điểm.
Việc đánh số các điều trong văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện bằng số Ả Rập, bắt đầu từ “Điều 1”.
(2) Mỗi điểm trong bố cục của văn bản chỉ được thể hiện một ý; không sử dụng các ký hiệu khác để thể hiện các ý trong một điểm.
(3) Phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản phải có tên. Tên là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.
(4) Văn bản ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật gồm hai phần như sau:
- Phần văn bản ban hành văn bản kèm theo thể hiện nội dung quy định về việc ban hành kèm theo văn bản đó, tổ chức thi hành và hiệu lực của văn bản;
- Phần văn bản được ban hành kèm theo chứa đựng các quy định cụ thể của văn bản. Tùy theo nội dung, văn bản được ban hành kèm theo có thể được bố cục theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.
(5) Việc sắp xếp các quy định về cùng một vấn đề trong phần, chương, mục, tiểu mục phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
- Quy định chung được trình bày trước quy định cụ thể;
- Quy định về nội dung được trình bày trước quy định về thủ tục;
- Quy định về quyền và nghĩa vụ được trình bày trước quy định về chế tài;
- Quy định phổ biến được trình bày trước quy định đặc thù, quy định ngoại lệ.
Chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng pháp luật ra sao?
Căn cứ tại Điều 76 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng pháp luật được quy định như sau:
- Nhà nước có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, đóng góp tài chính, nguồn lực, công nghệ và trí tuệ cho hoạt động xây dựng pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, đóng góp tài chính, nguồn lực, công nghệ và trí tuệ cho hoạt động xây dựng pháp luật được hưởng các ưu đãi sau đây:
+ Được khen thưởng, vinh danh, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu đối với những đóng góp trong hoạt động xây dựng pháp luật;
+ Được ưu tiên tham gia vào các dự án, nghiên cứu cấp quốc gia hoặc cấp ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật;
+ Được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời động viên người khuyết tật ý nghĩa? Lời động viên người khuyết nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam năm 2025? Mẫu kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Nghị luận về ý nghĩa của việc giữ lời hứa? Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc giữ lời hứa chọn lọc?
- Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120?
- 05 đoạn văn nói về sở thích của em dành cho học sinh lớp 4? Chương trình, kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 4?