Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật từ 01/4/2025? Quy định mới về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật từ 01/4/2025? Quy định mới về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 61 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, cụ thể như sau:
- Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện đối với văn bản quy phạm pháp luật trừ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật xem xét, hướng dẫn áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành bằng văn bản hành chính, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp cần thiết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; Hội đồng nhân dân giao Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành văn bản hành chính để hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành.
- Việc hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và không được làm thay đổi nội dung quy định được hướng dẫn, không được đặt ra quy định mới. Văn bản hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hướng dẫn.
*Trên đây là thông tin về "Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật từ 01/4/2025? Quy định mới về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?"
Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật từ 01/4/2025? Quy định mới về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như thế nào?
Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, cụ thể như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đề xuất của Chính phủ.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân.
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân.
- Kiểm toán nhà nước thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước.
- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
- Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Chủ tịch nước.
- Ủy ban nhân dân thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do mình và Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành.
- Việc rà soát, hệ thống hóa văn bản của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo hướng dẫn của Chính phủ.
- Các cơ quan nhà nước quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này quyết định rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn.
- Việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật qua rà soát được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 2025 mới nhất?
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 2025 được quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, cụ thể như sau:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên vi phạm vì che giấu việc con kết hôn với người nước ngoài trái quy định thì bị xử lý như thế nào?
- Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm những cấp nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?