Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương
- 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Các tỉnh thành dự kiến sáp nhập, giữ nguyên khi sáp nhập tỉnh thành 2025
- Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025 mới nhất theo Nghị quyết 74
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương
Nóng: Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị sáp nhập 34 tỉnh thành
>> Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)
>> Sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2025
>> Cấm đường ngày 14 4 và 15 4 tại Hà Nội năm 2025 chào đón đoàn khách quốc tế như thế nào?
>> Danh sách các tỉnh dự kiến bị sáp nhập năm 2025
Theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận 130-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Đồng thời, vừa qua, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết).
>> Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025
>> Tải về dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính
Tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất quy định như sau:
Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính
...
5. Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp để hình thành đơn vị hành chính mới.
Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.
...
Theo đề xuất quy định trên thì dự kiến sau sáp nhập tỉnh thành 2025, tỉnh nào sáp nhập với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.
Hiện nay Việt Nam có 6 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Cần Thơ và Thành phố Huế.
Do đó, dự kiến cả nước sẽ còn 34 tỉnh thành sau sáp nhập gồm: 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
>> 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
>> Thông tư 19/2025/TT-BQP về chế độ, chính sách khi sắp xếp bộ máy Bộ Quốc phòng
>> Bảng lương mới cán bộ công chức viên chức sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có chưa?
>> Toàn bộ 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với CBCCVC và LLVT sau sáp nhập tỉnh thành 2025?
>> Danh sách 52 tỉnh thành sáp nhập thành 23 tỉnh thành mới
>> Lương cơ sở 2,34 triệu chính thức sẽ được bãi bỏ khi nào? Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025?
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính có nêu tiêu chuẩn của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp gồm:
- Đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính tương ứng theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trừ trường hợp sắp xếp tỉnh đã được định hướng thành thành phố trực thuộc trung ương thì tỉnh sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thành phố trực thuộc trung ương.
- Trường hợp việc sắp xếp ĐVHC đã phù hợp với định hướng của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các quy định của Nghị quyết này thì không xem xét điều kiện và tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Các tỉnh thành dự kiến sáp nhập, giữ nguyên khi sáp nhập tỉnh thành 2025
Tại tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến 52 tỉnh thành sáp nhập, 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 gồm:
- 52 tỉnh thành sáp nhập gồm:
+ 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ;
+ 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
- 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025 mới nhất theo Nghị quyết 74
Căn cứ Phần II Phụ lục Kế hoạch kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 có nêu về lộ trình sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 như sau:
(1) Nhiệm vụ: Tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Hội nghị của Chính phủ | Trước ngày 18/4/2025 |
(2) Nhiệm vụ: Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã
Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ | Trước ngày 30/5/2025 |
(3) Nhiệm vụ: Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh
Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
Lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Quốc hội | Trước ngày 30/5/2025 |
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua | Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Trước ngày 20/6/2025 |
(4) Nhiệm vụ: Tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
Bộ Nội vụ | UBND cấp tỉnh | Các cấp có thẩm quyền | Trước ngày 20/9/2025 |










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
- Cấu trúc Khung năng lực số cho người học được quy định như thế nào? Sử dụng Khung năng lực số cần đáp ứng mục đích gì?
- Công khai quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có phải là trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
- Dự án đầu tư kinh doanh điện lực nào phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được hiểu như thế nào? 6 việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương?