Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập 2025?
- Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập 2025?
- Lộ trình sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 theo Nghị quyết 74?
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là gì?
- Mục tiêu cụ thể về tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập 2025?
Nóng: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)
Nóng: Kết luận 137-KL/TW 2025 sáp nhập còn 34 tỉnh thành
Mới: Bảng lương mới cán bộ công chức viên chức sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có chưa?
>> Danh sách các tỉnh dự kiến bị sáp nhập năm 2025
>> Bỏ cán bộ không chuyên trách cấp xã theo Kết luận 137?
>> Nội dung hồ sơ đề án sáp nhập các tỉnh thành 2025
>> Danh sách sáp nhập các tỉnh Đồng bằng sông Hồng 2025 dự kiến?
>> Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên?
>> Sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2025
Dưới đây là thông tin về danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 dự kiến theo Tờ trình 624.
Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến có 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 11 ĐVHC cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp.
>> 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến
Trong đó, có 5 tỉnh vùng Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập (Danh sách sáp nhập các tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 dự kiến) như sau:
Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025
Danh sách sáp nhập các tỉnh vùng Tây Nguyên dự kiến 2025
STT | Tỉnh, thành |
1 | Kon Tum |
2 | Gia Lai |
3 | Đắk Lắk |
4 | Đắk Nông |
5 | Lâm Đồng |
LƯU Ý: Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Tây Nam Bộ dự kiến 2025 dưới đây dựa theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025.
*Trên đây là thông tin về "Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập 2025??"
> Lương cơ sở 2,34 triệu chính thức sẽ được bãi bỏ khi nào? Lộ trình tăng lương cơ bản đến năm 2025?
>> Đề án sáp nhập 63 tỉnh thành theo Kết luận 137 và Nghị quyết 74
>> Đề án sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc hội và UBTVQH
>> Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở lên cao hơn 2,34 triệu
>> Phương án và kết quả các tỉnh sáp nhập với nhau 2025
Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh sáp nhập với nhau dự kiến 2025? (Hình từ Internet)
Lộ trình sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 theo Nghị quyết 74?
Thông tin về lộ trình sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 theo Nghị quyết 74 dưới đây:
Căn cứ Phần II Phụ lục Kế hoạch kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025 có nêu về lộ trình sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 như sau:
(1) Nhiệm vụ: Tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai đến các bộ, ngành trung ương và các địa phương ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Hội nghị của Chính phủ | Trước ngày 18/4/2025 |
(2) Nhiệm vụ: Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã
Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành liên quan | Chính phủ | Trước ngày 30/5/2025 |
(3) Nhiệm vụ: Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh
Nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề án | UBND cấp tỉnh | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Bộ Nội vụ | Trước ngày 01/5/2025 |
Lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Quốc hội | Bộ Nội vụ | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Chính phủ, Quốc hội | Trước ngày 30/5/2025 |
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra, Quốc hội xem xét, thông qua | Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp | Bộ, ngành, địa phương liên quan | Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Trước ngày 20/6/2025 |
(4) Nhiệm vụ: Tổng kết việc sắp xếp ĐVHC các cấp
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Cấp trình hoặc gửi văn bản | Thời gian hoàn thành |
Bộ Nội vụ | UBND cấp tỉnh | Các cấp có thẩm quyền | Trước ngày 20/9/2025 |
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là gì?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Mục tiêu cụ thể về tinh gọn bộ máy nhà nước theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
Mục tiêu cụ thể về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả cho đến năm 2030 được quy định tại Mục 2 Phần II Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, cụ thể như sau:
- Từ năm 2021 đến năm 2030:
(1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế;
(2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị;
(3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
(4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
(5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tử vi 12 cung hoàng đạo 13 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 13 4 2025? Tử vi hàng ngày 12 cung hoàng đạo 13 4 2025?
- Kinh phí thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng đối với người có tài năng được bố trí từ các nguồn nào?
- Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không? 13 hành vi bị nghiêm cấm?
- Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
- Cấu trúc Khung năng lực số cho người học được quy định như thế nào? Sử dụng Khung năng lực số cần đáp ứng mục đích gì?