Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143?

Trường hợp nào người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143? Người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động sẽ được hưởng bao nhiêu tiền trợ cấp tai nạn lao động? Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của bản thân không?

Trường hợp nào người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP thì chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm:

- Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Trợ cấp tai nạn lao động.

Và, căn cứ Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Lưu ý: Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

- Không thuộc các trường hợp không được hưởng các chế độ tai nạn lao động.

Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143?

Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143? (Hình từ Internet)

Người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động sẽ được hưởng bao nhiêu tiền trợ cấp tai nạn lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:

Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
c) Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại điểm b khoản này là tổng thời gian người lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, tính đến tháng trước liền kề tháng bị tai nạn lao động; nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn; một năm được tính khi có đủ 12 tháng đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
...

Theo đó, người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV). Và, tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định các mức lương tối thiểu tháng theo vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Như vậy, người lao động bị suy giảm 5% khả năng lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp tương đương ba lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng IV, tức là 10.350.000 đồng (3.450.000 đồng x 3).

Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe của bản thân không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
Pháp luật
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2025? Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là gì?
Pháp luật
Tỷ lệ thương tật do tai nạn lao động dưới 5% có được hưởng chế độ tai nạn lao động do bảo hiểm xã hội chi trả không?
Pháp luật
Hướng dẫn khai báo tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thế nào?
Pháp luật
Mức bồi thường bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2025 là bao nhiêu theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Không thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại thì có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động là người có trách nhiệm bồi thường?
Pháp luật
Người sử dụng lao động báo cáo không chính xác về tai nạn lao động định kỳ thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo nhanh tai nạn lao động theo Nghị định 143 đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Pháp luật
Mẫu biên bản lấy lời khai trong vụ tai nạn lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 143?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
Nguyễn Hoài Bảo Trâm Lưu bài viết
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào