Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị sáp nhập 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị sáp nhập 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
>> Sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2025
Nóng: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)
>> Danh sách các tỉnh dự kiến bị sáp nhập năm 2025
>> Đề án sáp nhập 63 tỉnh thành theo Kết luận 137 và Nghị quyết 74
>> Lương cơ sở 2,34 triệu chính thức sẽ được bãi bỏ khi nào? Lộ trình tăng lương cơ bản
>> Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ dôi dư
Vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận 137-KL/TW năm 2025 về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Trong đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo sáp nhập 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận số 130-KL/TW, ngày 14/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương), tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp.
2. Kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay kể từ ngày 01/7/2025 sau khi Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương
Trước đó, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (sau đây gọi là dự thảo Nghị quyết), dự kiến 34 tỉnh thành mới gồm 23 tỉnh (được sáp nhập từ 52 tỉnh thành hiện nay) và 11 tỉnh thành hiện nay giữ nguyên, không sáp nhập như sau:
- 52 tỉnh thành sáp nhập còn 23 tỉnh thành gồm:
+ 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ;
+ 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
- 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
>> Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025
>> Tải về dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính
Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị sáp nhập 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương ra sao? (Hình từ Internet)
Dự kiến giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã
Tại Mục 3 Kết luận 137-KL/TW năm 2025 nêu rõ dự kiến giảm 50% đơn vị hành chính cấp xã như sau:
Về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã
Về nguyên tắc và tiêu chuẩn sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.
- Không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập hoặc có vị trí đặc biệt quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp (xã, phường, thị trấn) thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp các xã, thị trấn thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là xã.
- Khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã cần chú trọng các yếu tố đặc thù như lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán; vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; quy mô, trình độ phát triển kinh tế…
- Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của cấp huyện, cấp xã hiện nay.
Việc đặt tên của đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sắp xếp cần dễ nhận diện, ngắn gọn, khoa học.
Như vậy, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 50% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.
Bỏ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã khi sáp nhập tỉnh, xã theo Kết luận 137
Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 137-KL/TW năm 2025 có nêu rõ về tổ chức chính quyền địa phương cấp xã như sau:
Về biên chế
- Chuyển biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp và thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản theo đúng quy định. Sau khi chính quyền địa phương đi vào hoạt động, giao Đảng uỷ Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã để xây dựng vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế công chức, viên chức cho địa phương.
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không bố trí công tác theo quy định.
Theo đó, về biên chế tổ chức chính quyền địa phương cấp xã Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến bỏ cán bộ không chuyên trách ở cấp xã
Đồng thời, giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không bố trí công tác theo quy định
Lưu ý: Cán bộ không chuyên trách nêu trên là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Trường hợp nào người lao động không được phép hưởng các chế độ tai nạn lao động theo Nghị định 143?
- Cấu trúc Khung năng lực số cho người học được quy định như thế nào? Sử dụng Khung năng lực số cần đáp ứng mục đích gì?
- Công khai quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có phải là trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
- Dự án đầu tư kinh doanh điện lực nào phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Người tiêu dùng dễ bị tổn thương được hiểu như thế nào? 6 việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương?