Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên?

Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên?

Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên?

Nóng: Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)

>> Nóng: Cấm đường ngày 14 4 và 15 4 tại Hà Nội năm 2025 chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

>> 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến sau sáp nhập 2025

>> Danh sách các tỉnh dự kiến bị sáp nhập năm 2025

>> Đề án sáp nhập 63 tỉnh thành theo Kết luận 137 và Nghị quyết 74

>> Lương cơ sở 2,34 triệu chính thức sẽ được bãi bỏ khi nào? Lộ trình tăng lương cơ bản

>> Tổng kết sáp nhập tỉnh thành Việt Nam 2025 và chính sách cho cán bộ dôi dư

Dưới đây là thông tin về chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên:

Theo tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025, dự kiến có 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 11 ĐVHC cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp.

Trong đó, có 9 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung dự kiến thực hiện sáp nhập và 5 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập (Danh sách sáp nhập các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2025 dự kiến) như sau:

Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025

Danh sách 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên

>> Sáp nhập Đà Nẵng - Quảng Nam năm 2025

STT

Tên tỉnh, thành phố

1

Thanh Hoá

2

Nghệ An

3

Hà Tĩnh

4

Quảng Trị

5

Thành phố Huế

Danh sách 9 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thực hiện sáp nhập 2025 dự kiến

STT

Tên tỉnh, thành phố

1

Quảng Bình

2

Thành phố Đà Nẵng

3

Quảng Nam

4

Quảng Ngãi

5

Bình Định

6

Phú Yên

7

Khánh Hoà

8

Ninh Thuận

9

Bình Thuận

LƯU Ý: Danh sách sáp nhập các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung dự kiến 2025 dưới đây dựa theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025.

*Trên đây là thông tin về "Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất?"

Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất?

Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên? Danh sách sáp nhập tỉnh mới nhất? (Hình từ Internet)

Mục đích, yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính?

Mục đích, yêu cầu của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được quy định tại Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, cụ thể như sau:

(1) Mục đích

- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Kết luận 130-KL/TW năm 2025, Kết luận 137-KL/TW năm 2025 và Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội.

- Xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tỉnh (thành) ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

(2) Yêu cầu

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.

- Xác định nội dung công việc phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.

- Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời hướng dẫn, tổ chức thực hiện sắp xếp ĐVHC và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã 2025?

Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã 2025 được quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, cụ thể như sau:

(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến gồm có những tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh bị sáp nhập năm 2025 (dự kiến)? Danh sách các tỉnh sáp nhập với nhau theo Tờ trình 624?
Pháp luật
Trung ương thống nhất sau sáp nhập còn 34 tỉnh thành (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)?
Pháp luật
Kết luận 137-KL/TW của Bộ Chính trị sáp nhập 34 tỉnh thành gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
Pháp luật
Sau sáp nhập tỉnh thành 2025: Còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương dự kiến đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 theo Tờ trình 624? Danh sách các tỉnh Tây Nguyên dự kiến thực hiện sáp nhập 2025?
Pháp luật
Chỉ còn 5 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sau sáp nhập 2025 dự kiến giữ nguyên?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có diện tích và quy mô dân số như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các tỉnh thành mới hình thành sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến vận hành từ khi nào?
Pháp luật
Nghị quyết sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã 2025 được Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 20/6/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
73 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào