Dự án đầu tư kinh doanh điện lực nào phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Hồ sơ mời thầu gồm những gì?
Dự án đầu tư kinh doanh điện lực nào phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 56/2025/NĐ-CP thì dự án đầu tư kinh doanh điện lực thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là dự án đầu tư kinh doanh điện lực thuộc khoản 1 Điều 19 Luật Điện lực 2024 nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hoặc Quy hoạch các tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải tổ chức đấu thầu khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm, bao gồm:
- Dự án nhiệt điện khí, nhiệt điện than;
- Dự án điện năng lượng tái tạo gồm: điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện, điện sinh khối.
Lưu ý: Hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư kinh doanh điện lực thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Nghị định 56/2025/NĐ-CP.
Dự án đầu tư kinh doanh điện lực nào phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư? Hồ sơ mời thầu gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ mời thầu dự án đầu tư kinh doanh điện lực gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 18 Nghị định 56/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Yêu cầu đặc thù trong hồ sơ mời thầu dự án đầu tư kinh doanh điện lực
1. Đối với các dự án thuộc quy hoạch hoặc kế hoạch thực hiện quy hoạch, phương án phát triển mạng lưới điện trong quy hoạch tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị đại diện theo phân cấp, ủy quyền), Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm mua điện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc cơ quan quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
2. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc cơ quan quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có trách nhiệm xác định Bên mua điện theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ ký kết hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư.
3. Hồ sơ mời thầu dự án đầu tư kinh doanh điện lực bao gồm:
a) Thông tin về Bên mua điện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các tài liệu được lập theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
c) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án;
d) Dự thảo hợp đồng mua bán điện do Bên mua điện đề xuất và được thống nhất với cơ quan quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa đối với những hạng mục thiết bị và dịch vụ tư vấn quan trọng để duy trì cung cấp điện liên tục, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo quy định của pháp luật về điện lực;
e) Các cơ chế bảo đảm đầu tư theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ mời thầu dự án đầu tư kinh doanh điện lực gồm:
- Thông tin về Bên mua điện;
- Các tài liệu được lập theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án;
- Dự thảo hợp đồng mua bán điện do Bên mua điện đề xuất và được thống nhất với cơ quan quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
- Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa đối với những hạng mục thiết bị và dịch vụ tư vấn quan trọng để duy trì cung cấp điện liên tục, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo quy định của pháp luật về điện lực;
- Các cơ chế bảo đảm đầu tư theo quy định tại Điều 15 Nghị định 56/2025/NĐ-CP.
Giá điện trúng thầu là giá nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Điện lực 2024 quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực như sau:
Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư kinh doanh điện lực
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này, trừ dự án điện gió ngoài khơi quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án điện lực khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm theo quy định của pháp luật về đấu thầu trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về hiệu quả phát triển ngành điện là giá điện;
2. Giá điện trúng thầu là giá điện tối đa để bên mua điện đàm phán giá hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư trúng thầu. Bên mua điện có trách nhiệm đàm phán và giao kết hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư trúng thầu.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung sau đây:
a) Trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh điện lực căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ;
b) Yêu cầu đặc thù của dự án đầu tư kinh doanh điện lực tại hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư;
c) Việc đàm phán, giao kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư trúng thầu trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của các bên.
Theo đó, giá điện trúng thầu là giá điện tối đa để bên mua điện đàm phán giá hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư trúng thầu.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định? Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định?
- Dự đoán kết quả ngày 14 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 14 4 2025 tài lộc? Xem ngày tốt xấu ngày 14 4 2025?
- Tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị sau sáp nhập 34 tỉnh thành được xác định như thế nào?
- Mẫu Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử 01 ĐKTD HDDT từ 01/6/2025? Tải về mẫu tờ khai?
- Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp nào? Thẩm quyền quyết định điều chuyển ra sao?