Mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
- Mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
- Khi nào thì cần sử dụng đến văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
- Cơ quan nào có nhiệm vụ trình mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật?
Mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Hiện nay mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BGTVT như sau:
Tải mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải Tại đây.
Mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Khi nào thì cần sử dụng đến văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh; mục tiêu, nội dung của chính sách, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
b) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
d) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức; bản chụp ý kiến góp ý. Đối với hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp;
đ) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị định; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định; thời gian dự kiến trình Chính phủ xem xét, thông qua;
b) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định.
Theo đó, khi Bộ Giao thông vận tải đề nghị xây dựng luật, nghị định, pháp lệnh thì cần phải chuẩn bị dự kiến đề cương chi tiết theo mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ quan nào có nhiệm vụ trình mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Tổ chức xây dựng đề cương (đối với xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc thay thế), dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
2. Chuẩn bị tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.
3. Tổ chức lấy ý kiến tham gia của đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành và hiệp hội chuyên ngành Giao thông vận tải có liên quan bằng văn bản, thư điện tử hoặc các hình thức phù hợp khác và đăng tải dự án, dự thảo trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo.
4. Báo cáo giải trình về những chính sách mới phát sinh cần bổ sung vào dự án, dự thảo để trình cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị dự thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có).
6. Báo cáo tiến độ soạn thảo.
7. Trình Bộ đề cương chi tiết theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (nếu có).
8. Trình Bộ dự thảo văn bản.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị và hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cho đến khi văn bản được ký ban hành hoặc thông qua.
Như vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện nhiệm vụ trình Bộ đề cương chi tiết theo mẫu văn bản trình dự thảo đề cương chi tiết văn bản quy phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?