Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không? Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản được thực hiện ra sao?
Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được định kỳ hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa 05 năm một lần. Thời điểm ấn định văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa để công bố (sau đây gọi là thời điểm hệ thống hóa) là ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm tính từ thời điểm hệ thống hóa kỳ trước.
2. Việc định kỳ hệ thống hóa văn bản phải được lập thành kế hoạch. Nội dung kế hoạch bao gồm: Mục đích, yêu cầu hệ thống hóa; đối tượng, phạm vi hệ thống hóa; thời gian, tiến độ thực hiện; phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
Theo đó, đối với việc hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ cần phải được lập thành kế hoạch.
Ngoài ra, kế hoạch định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật bao gồm những nội dung sau đây:
+ Mục đích, yêu cầu hệ thống hóa; đối tượng, phạm vi hệ thống hóa;
+ Thời gian, tiến độ thực hiện;
+ Phân công đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp;
+ Kinh phí và các điều kiện bảo đảm thực hiện kế hoạch.
Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không? (Hình từ Internet)
Việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 51 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về trình tự hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trình tự hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
...
4. Lập các danh mục văn bản:
a) Danh mục văn bản hết hiệu lực, tạm ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, tạm ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực (bao gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản chưa có hiệu lực) tính đến thời điểm hệ thống hóa; Danh mục văn bản cần tạm ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới;
b) Các danh mục văn bản được lập theo các mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
5. Sắp xếp các văn bản còn hiệu lực thành Tập hệ thống hóa văn bản:
Toàn bộ nội dung các văn bản trong danh mục văn bản còn hiệu lực được sắp xếp thành Tập hệ thống hóa văn bản.
6. Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản:
a) Các cơ quan, trừ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định tại Điều 64 của Luật công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm của mình;
b) Kết quả hệ thống hóa văn bản gồm các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa văn bản là văn bản hành chính;
d) Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là ngày 01 tháng 02 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 3 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa.
7. Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được đăng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.
...
Theo đó, việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
+ Các cơ quan, trừ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định tại Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm của mình;
+ Kết quả hệ thống hóa văn bản gồm các danh mục văn bản và Tập hệ thống hóa văn bản quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 51 Nghị định 79/2025/NĐ-CP;
+ Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa văn bản là văn bản hành chính;
+ Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được công bố chậm nhất là ngày 01 tháng 02 đối với văn bản của trung ương, ngày 01 tháng 3 đối với văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp của năm liền sau năm cuối cùng của kỳ hệ thống hóa.
Báo cáo hằng năm về công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật cần có nội dung cơ bản gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 54 Nghị định 79/2025/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo hằng năm.
Theo đó, báo cáo hằng năm về công tác hệ thống hóa văn bản bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, bao gồm: Số liệu về số văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản, tình hình xử lý văn bản được rà soát; kết quả hệ thống hóa văn bản; kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn;
+ Đánh giá chung về chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa;
+ Đánh giá quy định pháp luật về rà soát, hệ thống hóa văn bản; tổ chức, biên chế, kinh phí cho công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản;
+ Hoạt động phối hợp trong rà soát, hệ thống hóa văn bản; tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản và các điều kiện bảo đảm khác;
+ Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị;
+ Những vấn đề khác có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch pháp lý doanh nghiệp tháng 5 năm 2025? Cập nhật lịch nộp báo cáo thuế và lao động tháng 5 năm 2025 chi tiết?
- Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?
- Bệnh than là gì? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than thế nào?
- Ngày Quốc tế hộ sinh là ngày mấy? Lịch sử ra đời và ý nghĩa Ngày Quốc tế hộ sinh? Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp hộ sinh?
- Màu may mắn 12 cung hoàng đạo 4 5 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 4 5 2025 chi tiết?