Nguồn gốc của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có được tổ chức bắn pháo hoa hay không?
Nguồn gốc của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ?
Lễ hội Hoa phượng đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội và là lễ hội truyền thống đặc trưng của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với Kỷ niệm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5).
Từ ý tưởng tổ chức một lễ hội mang tên loài hoa gắn liền với thành phố - Lễ hội Hoa Phượng đỏ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012 và đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt liệt của các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lấy hình ảnh hoa phượng, gắn với vùng đất, con người Hải Phòng làm cốt lõi và được thể hiện qua các hình thức biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao trên sân khấu.
Năm 2025 là năm thứ 12 Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức cùng với kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025)
Theo Kế hoạch số 294/KH-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 TẢI VỀ thì Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 13/05/2025.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Nguồn gốc của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có được tổ chức bắn pháo hoa hay không? (Hình từ Internet)
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng có được tổ chức bắn pháo hoa không?
Tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp tổ chứ bắn pháo hoa cụ thể như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Đồng thời, theo Theo Kế hoạch số 294/KH-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025 TẢI VỀ thì trong chương trình nghệ thuật của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ dự kiến sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 06 điểm trên địa bàn thành phố gồm:
- Quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại Khu đô thị mới Bắc Sông Cẩm huyện Thủy Nguyên;
- Nhà hát thành phố;
- Hồ An Biên, quận Ngô Quyền;
- Trung tâm hành chính, quận Dương Kính;
- Khu vui chơi giải trí đào Vũ Yên;
- Sân vận động huyện Tiên Lãng.
Người lao động có được nghỉ vào ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về những ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy ngày Lễ hội Hoa Phượng Đỏ không nằm trong khuôn khổ những ngày lễ, tết được nghỉ hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 5 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 5 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 5 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Có được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Trường hợp không được bán đấu giá tài sản?
- Nguồn gốc của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ? Lễ hội Hoa Phượng Đỏ có được tổ chức bắn pháo hoa hay không?
- Hạn ngạch khai thác tài nguyên nước là gì? Trường hợp nào cần phải điều chỉnh Hạn ngạch khai thác tài nguyên nước?
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường: 8 nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực giảm nghèo hiện nay sau khi sáp nhập Bộ?