Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không? 13 hành vi bị nghiêm cấm?

Người bán hàng hóa hiện nay có nghĩa vụ gì? Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không? 13 hành vi bị nghiêm cấm đối với chất lượng hàng hóa hiện nay ra sao?

Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 có quy định như sau:

Quyền của người bán hàng
1. Quyết định cách thức kiểm tra chất lượng hàng hóa.
2. Lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa.
3. Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng hàng hóa.
4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này và yêu cầu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấp hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này.
5. Khiếu nại kết luận của kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Người bán hàng hóa được khiếu nại về kết luận của đoàn kiểm tra đối với chất lượng hàng hóa.

Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không?

Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không? (Hình từ internet)

Người bán hàng hóa hiện nay có nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 thì nghĩa vụ của người bán hàng hóa được quy định như sau:

(1) Tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 38 của Luật này và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.

(2) Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa.

(3) Thông tin trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

(4) Áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hóa trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản.

(5) Thông báo cho người mua điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng hàng hóa.

(6) Cung cấp thông tin về việc bảo hành hàng hóa cho người mua.

(7) Cung cấp tài liệu, thông tin về hàng hóa bị kiểm tra cho kiểm soát viên chất lượng, đoàn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

(8) Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa và cách phòng ngừa cho người mua khi nhận được thông tin cảnh báo từ người sản xuất, người nhập khẩu.

(9) Kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hóa gây mất an toàn hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

(10) Hoàn lại tiền hoặc đổi hàng mới, nhận lại hàng có khuyết tật bị người mua trả lại.

(11) Hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử lý hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

(12) Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(13) Tuân thủ các quy định, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(14) Trả chi phí lấy mẫu, thử nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007

Đồng thời, về chi phí lấy mẫu, thử nghiệm, giám định thì sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007

13 hành vi bị nghiêm cấm đối với chất lượng hàng hóa hiện nay ra sao?

Theo quy định tại Điều 8 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về chất lượng sản phẩm hàng hóa hiện nay như sau:

(1) Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hóa đã bị Nhà nước cấm lưu thông.

(2) Sản xuất sản phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

(3) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa không có nguồn gốc rõ ràng.

(4) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán hàng hóa, trao đổi, tiếp thị sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng.

(5) Dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người.

(6) Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

(7) Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

(8) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

(9) Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa.

(10) Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với ng­ười, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.

(11) Sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa bằng nguyên liệu, vật liệu cấm sử dụng để sản xuất, chế biến sản phẩm, hàng hóa đó.

(12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

(13) Lợi dụng hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa để gây phương hại cho lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Chất lượng hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người bán hàng hóa có được khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa không? 13 hành vi bị nghiêm cấm?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?
Pháp luật
Lô hàng hóa được hiểu như thế nào? Có thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa tất cả sản phẩm trong lô hàng hóa hay không?
Pháp luật
Hàng hóa lưu thông trên thị trường là những hàng hóa như thế nào? Căn cứ vào đâu để kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường?
Pháp luật
Bên mua phát hiện chất lượng hàng hóa hoàn toàn khác với thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng hay không?
Pháp luật
Mẫu biên bản lấy mẫu hàng hóa thử nghiệm phục vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa có dạng thể nào? Trình tự lấy mẫu hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo Thông tư 01/2024/TT-BKHCN áp dụng cho đối tượng nào?
Pháp luật
Quy trình kiểm tra về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường từ ngày 3/3/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo hàng hóa được tiếp tục lưu thông trên thị trường có dạng thế nào? Điều kiện để hàng hóa được lưu thông trên thị trường ra sao?
Pháp luật
Đối với các sản phẩm hàng hóa được quản lý bởi Bộ Công thương thì phải tuân thủ các yêu cầu gì về quản lý chất lượng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất lượng hàng hóa
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào