Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?

Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái xá lợi Đức Phật, người dân cần lưu ý những gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm theo pháp luật? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào? Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc là gì?

Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào?

Xá‍ lợi‍ Đức‍ Phật‍ là bảo‍ vật‍ quốc‍ gia‍ của‍ Ấn‍ Độ‍, hiện‍ được‍ tôn‍ trí‍ tại‍ Bảo‍ tàng‍ Quốc‍ gia‍ New‍ Delhi.‍ Việc‍ đưa‍ xá‍ lợi‍ ra‍ nước‍ ngoài‍ được‍ xem‍ như‍ chuyến‍ công‍ du‍ của‍ nguyên‍ thủ‍ quốc‍ gia.‍

Ngày‍ 02 5 2025,‍ xá‍ lợi‍ Đức‍ Phật‍ Thích‍ Ca‍ Mâu‍ Ni‍ được‍ rước‍ về‍ chùa‍ Thanh‍ Tâm‍ (chùa‍ Phật‍ Cô‍ Đơn,‍ Bình‍ Chánh,‍ TP.HCM).

Chùa‍ Thanh‍ Tâm‍ mở‍ cửa‍ chiêm‍ bái‍ xá lợi Đức Phật từ‍ ngày‍ 3‍ 5 đến‍ trưa‍ ngày 8 5, riêng‍ sáng‍ ngày 6 5‍ dành‍ riêng‍ cho‍ đại‍ biểu‍ dự‍ Đại‍ lễ‍ Vesak.‍ Người dân có thể đến chiêm bái xá lợi Đức Phật vào khoảng thời gian từ 6 giờ - 22 giờ.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?

Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)

Khi chiêm bái xá lợi Đức Phật, người dân cần lưu ý những gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm theo pháp luật?

Tăng‍ ni,‍ phật‍ tử‍ và‍ người‍ dân‍ khi đến‍ chùa‍ Thanh‍ Tâm‍ (chùa‍ Phật‍ Cô‍ Đơn,‍ Bình‍ Chánh,‍ TP.HCM) chiêm‍ bái‍ xá‍ lợi‍ Đức‍ Phật‍ không‍ cần‍ đăng‍ ký‍ trước,‍ chỉ‍ cần‍ tập‍ trung‍ tại‍ nhà‍ chờ‍ để‍ được‍ hướng‍ dẫn.‍

Ban‍ tổ‍ chức‍ không‍ thu‍ phí,‍ không‍ nhận‍ lễ‍ phẩm,‍ vòng‍ hoa,‍ không‍ thực‍ hiện‍ nghi‍ lễ‍ cúng‍ dường‍ tại‍ nơi‍ tôn‍ trí.‍

Mọi‍ người‍ phải‍ tuân‍ thủ‍ hướng‍ dẫn,‍ xếp‍ hàng‍ trật‍ tự,‍ di‍ chuyển‍ lần‍ lượt,‍ giữ‍ im‍ lặng,‍ không‍ chạy‍ hoặc‍ chen‍ lấn,‍ không‍ tự‍ ý‍ chụp‍ hình‍ quay‍ phim‍ trong‍ khu‍ vực‍ chiêm‍ bái.‍

Trẻ‍ dưới‍ 2‍ tuổi,‍ người‍ sức‍ khỏe‍ yếu,‍ ăn‍ mặc‍ không‍ phù‍ hợp‍ sẽ‍ không‍ được‍ vào.‍

Hạn‍ chế‍ mang‍ túi‍ xách,‍ ba‍ lô,‍ đồ‍ dùng‍ cá‍ nhân;‍ tuyệt‍ đối‍ không‍ mang‍ theo‍ vũ‍ khí,‍ chất‍ cháy‍ nổ,‍ thức‍ ăn,‍ đồ‍ uống‍ hay‍ vật‍ dụng‍ ảnh‍ hưởng‍ đến‍ an‍ ninh‍ và‍ sự‍ trang‍ nghiêm.‍

>>> Xem thêm: Chổ gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào?

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Như vậy, khi chiêm bái cần thực hiện đúng lưu ý của ban tổ chức và tuân theo đúng quy định pháp luật về các hành vi bị nghiêm cấm sau:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào? Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc là gì?

Căn cứ tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như sau:

- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Như vậy, đối với tổ chức hoạt động tín ngưỡng cần tuân thủ theo 02 nguyên tắc nêu trên.

Bên cạnh đó, tại Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có 07 quyền như nêu trên.

Tín ngưỡng tôn giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiêm bái xá lợi Đức Phật ở đâu? Thời gian chiêm bái khi nào? Khi chiêm bái cần lưu ý những gì?
Pháp luật
Chổ gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào?
Pháp luật
Tạm hoãn lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào ngày 3/5/2025 như thế nào?
Pháp luật
Việt Nam Quốc Tự gửi xe ở đâu? Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức thì gửi xe ở đâu?
Pháp luật
Tiểu sử về Bồ tát Thích Quảng Đức? Ông tự thiêu vào thời gian nào? 05 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo?
Pháp luật
Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? Mật nghị Hồng y 2025 ngày nào? Ai có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Pháp luật
Tam Nhật Thánh là gì? Tam Nhật Thánh là những ngày nào? Tam Nhật Thánh có buộc không? Tam Nhật Thánh có phải ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Tam nhật vượt qua là gì? Tam Nhật Vượt Qua là những ngày nào? Tam nhật vượt qua có phải ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?
Pháp luật
Thứ 7 Tuần Thánh là lễ gì? Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Tuần Thánh còn được gọi là gì? Có được nghỉ làm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín ngưỡng tôn giáo
12 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào