Đường trung trực của đoạn thẳng là gì? Chương trình lớp mấy học về đường trung trực của đoạn thẳng theo Thông tư 32?
Đường trung trực của đoạn thẳng là gì? Tính chất đường trung trực của đoạn thẳng?
Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm của nó.
Tính chất của đường trung trực của đoạn thẳng:
- Điểm thuộc đường trung trực cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng: Nếu một điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì nó cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.
- Điểm cách đều hai đầu mút nằm trên đường trung trực: Nếu một điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì điểm đó nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
- Hai tam giác bằng nhau: Nếu hai điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì chúng đối xứng nhau qua đường trung trực.
Nhờ tính chất này, đường trung trực thường được sử dụng để xác định điểm đối xứng hoặc dựng các tam giác cân trong hình học.
Đường trung trực của đoạn thẳng là gì? Chương trình lớp mấy học về đường trung trực của đoạn thẳng theo Thông tư 32? (Hình từ Internet)
Chương trình lớp mấy học về đường trung trực của đoạn thẳng?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 7 về hình học phẳng như sau:
...
- Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180o.
- Nhận biết được liên hệ về độ dài của ba cạnh trong một tam giác.
- Nhận biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau.
- Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.
- Mô tả được tam giác cân và giải thích được tính chất của tam giác cân (ví dụ: hai cạnh bên bằng nhau; hai góc đáy bằng nhau).
- Nhận biết được khái niệm: đường vuông góc và đường xiên; khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng. Giải thích được quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên dựa trên mối quan hệ giữa cạnh và góc đối trong tam giác (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại).
- Nhận biết được đường trung trực của một đoạn thẳng và tính chất cơ bản của đường trung trực.
- Nhận biết được: các đường đặc biệt trong tam giác (đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực); sự đồng quy của các đường đặc biệt đó.
...
Như vậy, đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất cơ bản của đường trung trực nằm trong yêu cầu cần đạt của kiến thức toán học lớp 7 trong nội dung hình học phẳng.
Học sinh trung học cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh trung học cơ sở có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Nhiệm vụ của học sinh trung học cơ sở:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh trung học cơ sở
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng được nghỉ hè như giáo viên theo Thông tư 50 mới nhất 2025? Quy định mới về định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình của giám đốc công ty? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được làm chỉ huy trưởng?
- Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3? Lời chúc Giỗ tổ Hùng Vương 10 3 hay, ý nghĩa? Nguyên tắc tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương?
- Thứ 6 Tuần Thánh 2025 là ngày nào? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?
- Bài văn miêu tả một giờ học mà em thấy thú vị lớp 6? Dàn ý bài văn miêu tả một giờ học mà em thấy thú vị lớp 6?