Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5? Yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật?
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5?
Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5:
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng nhân chiều cao. |
Hình hộp chữ nhật:
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật như sau:
V = a x b x c |
Trong đó:
V là thể tích hình hộp chữ nhật.
a là chiều dài hình hộp chữ nhật.
b là chiều rộng hình hộp chữ nhật.
c là chiều cao hình hộp chữ nhật.
Ví dụ minh họa:
Một hình hộp chữ nhật có:
Chiều dài: 6 cm
Chiều rộng: 4 cm
Chiều cao: 3 cm
Tính thể tích: V = 6 x 4 x 3 = 72 cm3.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5? Yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật? (Hình từ Internet)
Yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp mấy?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 5 như sau:
- Nhận biết được hình thang, đường tròn, một số loại hình tam giác như tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù, tam giác đều.
- Nhận biết được hình khai triển của hình lập phương, hình hộp chữ nhật và hình trụ.
- Thực hiện được việc chuyển đổi và tính toán với các số đo thể tích (cm3, dm3, m3) và số đo thời gian.
- Tính được diện tích hình tam giác, hình thang.
- Tính được chu vi và diện tích hình tròn.
- Tính được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Thực hiện được việc ước lượng thể tích trong một số trường hợp đơn giản (ví dụ: thể tích của hộp phấn viết bảng,...).
- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo thể tích, dung tích, thời gian.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán liên quan đến chuyển động đều (tìm vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động đều).
Như vậy, một trong những yêu cầu cần đạt về môn Toán đối với học sinh lớp 5 là phải tính được thể tích hình hộp chữ nhật.
Mục tiêu của chương trình môn Toán ở cấp tiểu học là gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu môn toán ở cấp tiểu học được quy định như sau:
(1) Mục tiêu chung
Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.
- Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
(2) Mục tiêu cấp tiểu học
Môn Toán cấp tiểu học nhằm giúp học sinh đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
+ Số và phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó.
+ Hình học và Đo lường: Quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập một số mô hình hình học đơn giản; tính toán một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường (với các đại lượng đo thông dụng).
+ Thống kê và Xác suất: Một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất.
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm,… góp phần giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mức kỷ luật nặng nhất? Thẩm quyền cho thôi làm thành viên của ai?
- Viết cảm nghĩ về chú bộ đội ngắn gọn? Bảo đảm quốc phòng được quy định như thế nào? Nguyên tắc bảo đảm quốc phòng?
- Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? Độ tuổi của học sinh trường trung học được quy định ra sao?
- Bị phạt án treo 5 tháng do đánh nhau với hàng xóm thì khi nào được xóa án tích? Điều kiện hưởng án treo là gì?
- Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người sử dụng lao động không thực hiện hay không?