Cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mức kỷ luật nặng nhất? Thẩm quyền cho thôi làm thành viên của ai?
Cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mức kỷ luật nặng nhất đúng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng thời, căn cứ tại mục 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT năm 2020 hướng dẫn như sau:
Kỷ luật theo Điều 33
15.1. Về khoản 1: “Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”
Điều lệ quy định có 3 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam, cụ thể như sau:
- Khiển trách: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng.
- Cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam:
+ Áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kỷ luật về Đảng, chính quyền từ cách chức trở lên.
+ Áp dụng đối với các tổ chức bị buộc giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước; những tổ chức thành viên trong thời gian dài không thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam hoặc mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài không giải quyết được.
Theo đó, đối với thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị kỷ luật một trong 03 hình thức là khiển trách, cảnh cáo và cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, hình thức kỷ luật cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức kỷ luật nặng nhất.
Cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là mức kỷ luật nặng nhất? Thẩm quyền cho thôi làm thành viên của ai? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 33 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định:
Kỷ luật
...
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Như vậy, thẩm quyền cho thôi làm thành viên của Mặt trật Tổ quốc Việt Nam do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình.
Riêng ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 nêu rõ:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.
- Số lượng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương thỏa thuận và quyết định theo cơ cấu thành phần quy định tại Điều 13, Điều 22, Điều 24 Điều lệ này và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
- Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong những trường hợp sau đây:
+ Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra;
+ Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư;
+ Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu;
+ Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu.
Việc cử người thay thế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định.
- Trong nhiệm kỳ Đại hội, khi cần tăng thêm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp có quyền cử bổ sung một số Ủy viên nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được Đại hội cử ra.
Trường hợp đặc biệt vượt quá 10% do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể cử một số Phó Chủ tịch không chuyên trách.
- Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất với các cơ quan có liên quan hướng dẫn.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Top 5 mẫu viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt hay điểm cao? Câu đặc biệt được học trong chương trình lớp mấy?
- Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
- Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?
- Hệ thống thử nghiệm Open API là gì? Thông tin về Hệ thống thử nghiệm Open API sẽ do ai công khai?
- Tính chất tam giác cân là gì? Cách tính diện tích tam giác cân? Học sinh lớp mấy cần nắm được các tính chất cơ bản của tam giác cân?