Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người sử dụng lao động không thực hiện hay không?
Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người sử dụng lao động không thực hiện hay không?
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao đồng lao động.
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
....
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Bên cạnh đó tại tiết c, điểm 6.3, khoản 6, Mục II, Phần B quy định ban hành kèm theo Quyết định 2777/QĐ-BHXH năm 2015 ngày 31/12/2015 của Giám đốc BHXH TP. Hà Nội về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định xác nhận thời gian tham gia BHXH của người lao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN hướng dẫn như sau:
6. Xác nhận thời gian tham gia BHXH một số trường hợp
...
6.3. Trình tự thực hiện
...
c) Đối với đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản; phá sản, giải thể; ngừng giao dịch, không tồn tại, chủ bỏ trốn còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN - Người lao động có đơn đề nghị chốt sổ BHXH, công văn của chủ sử dụng lao động (đơn vị trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể) chỉ xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đóng BHXH, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động. - Cán bộ chuyên quản thu của cơ quan BHXH lập tờ trình xin ý kiến phê duyệt của Giám đốc BHXH huyện trước khi thực hiện chốt sổ BHXH cho người lao động."
Như vậy, việc chốt sổ BHXH là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động không thể tự mình chốt sổ. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn vị làm việc trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản; phá sản, giải thể; ngừng giao dịch, không tồn tại, chủ bỏ trốn còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN thì người lao động có thể tự đề nghị chốt sổ BHXH.
Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi người sử dụng lao động không thực hiện hay không? (Hình từ Internet)
Có bắt buộc người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi ký kết hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
....
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
......
Như vậy, người lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam trừ hai trường hợp được quy định bên trên.
Những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về chế độ bảo hiểm xã hội.
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bạn sẽ được hưởng các chế độ, ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí, tử tuất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Festival Phở 2025 Hà Nội ngày nào? Festival Phở Hà Nội 2025 ở đâu, có gì đặc biệt? Lịch Festival Phở năm 2025?
- Quy định 101 còn hiệu lực không? Quy định 101-QĐ/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên còn hiệu lực không?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt hay điểm cao? Câu đặc biệt được học trong chương trình lớp mấy?
- Mức phạt cao nhất đối với người chạy xe gắn máy không có thắng tham gia giao thông theo Nghị định 168?
- Hệ thống hãm là gì? Điều khiển phương tiện không có hệ thống hãm tham gia giao thông từ 2025 bị phạt bao nhiêu?