Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? Độ tuổi của học sinh trường trung học được quy định ra sao?

Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? Dấu hiệu nhận biết câu kể lớp 3? Tuổi của học sinh trường trung học được quy định ra sao? Học sinh trung học có những quyền và nhiệm vụ gì?

Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể?

Câu kể (trần thuật) là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi bằng dấu chấm than hay chấm lửng.

Ví dụ về câu kể: Hôm qua, tôi dã đi xem phim với bố mẹ.

Các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

Cách đặt câu kể? Dấu hiệu nhận biết câu kể lớp 3?

(1) Cách đặt câu kể đối với mẫu câu Ai làm gì?

"Mẹ em là cô giáo của trường tiểu học xã".

Ví dụ trên có thể thấy khi đặt câu hỏi cho một câu trả lời dạng ai làm gì ta sẽ nhấn mạnh đối tượng cần hỏi vào: một là chủ ngữ, hoặc hai là vị ngữ. Chẳng hạn trong ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Mẹ em làm giáo viên của trường tiểu học xã”, đây là một dạng câu trần thuật ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ bởi động từ “làm”.

(2) Cách đặt câu kể đối với mẫu câu Ai là gì?

"Thảo là học sinh giỏi toán nhất lớp em".

Ở ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Thảo là học sinh giỏi toán nhất lớp em”, đây là một dạng câu trần thuật định nghĩa ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ bởi trợ từ “là”.

(3) Cách đặt câu kể đối với mẫu câu Ai thế nào?

"Bố của Nam rất tốt bụng".

Trong ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Bố của Nam rất tốt bụng”, đây là một dạng câu miêu tả tính cách của một người. Ta sẽ đặt câu hỏi mẫu “ai thế nào?” để hỏi về đối tượng “Bố của Nam”, hoặc đối tượng “tốt bụng” bằng cách thay thế từ “ai” (thay thế chủ ngữ) hoặc từ “thế nào” hoặc “như thế nào” (thay thế vị ngữ) tương ứng vào tính vị trí đó trong câu miêu tả.

Dấu hiệu nhận biết của câu kể là dấu chấm được ghi ở cuối câu. Điều này giúp người đọc hoặc người nghe nhận biết được rằng đó là một câu kể, một câu trần thuật.

Lưu ý:Thông tin chỉ mang tinh chất tham khảo

Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? Dấu hiệu nhận biết câu kể lớp 3?

Câu kể là gì? Ví dụ về câu kể? Các kiểu câu kể? Cách đặt câu kể? (Hình từ Internet)

Tuổi của học sinh trường trung học được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh trường trung học như sau:

- Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.

- Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 03 tuổi so với tuổi quy định.

- Học sinh không được lưu ban quá 03 lần trong một cấp học.

- Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.

+ Hiệu trưởng thành lập Hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học.

+ Căn cứ kết quả khảo sát của Hội đồng khảo sát, tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.

- Học sinh trong độ tuổi quy định ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được học ở trường trung học tại nơi cư trú hoặc trường trung học ở ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.

+ Hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ của học sinh và xếp vào lớp phù hợp.

Học sinh trung học có những quyền và nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 35 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của học sinh như sau:

Quyền của học sinh
1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.
3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
5. Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 34 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng quy định:

Nhiệm vụ của học sinh
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
2. Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Như vậy, theo quy định, học sinh trung học có 6 quyền và 5 nhiệm vụ chính nêu trên.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức lớp 5? Mục tiêu giáo dục là gì?
Pháp luật
Giao hoán và kết hợp của phép nhân? Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán yêu cầu học sinh lớp 4 cần đạt gì đối với phép nhân?
Pháp luật
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5? Yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật?
Pháp luật
Trạng ngữ chỉ phương tiện là gì? Đặt câu với trạng ngữ chỉ phương tiện? Yêu cầu cần đạt đối với năng lực văn học của học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Top 5 bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 8? Dàn ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 8?
Pháp luật
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em yêu quý mến? Dàn ý viết đoạn văn kể về một người hàng xóm?
Pháp luật
Từ trường là gì? Yêu cầu cần đạt của môn Vật lý lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông về từ trường là gì?
Pháp luật
Top 7 mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một hoạt động ủng hộ giúp đỡ các bạn học sinh vùng thiên tai lớp 9? Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành?
Pháp luật
Tổng hợp bài kể chuyện sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa lớp 5? Viết bài văn kể sáng tạo lớp 5?
Pháp luật
Top 5 mẫu viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt hay điểm cao? Câu đặc biệt được học trong chương trình lớp mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào