Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức lớp 5? Mục tiêu giáo dục là gì?

Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức lớp 5? Mục tiêu giáo dục là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như thế nào?

Ca dao về đạo đức con người hay nhất?

Tham khảo những câu ca dao về đạo đức con người hay nhất dưới đây:

“Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn”.

“Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ

Biết mặt người, không biết được lòng người”.

“Nước trong khe suối chảy ra

Mình chê nước đục, mình đà trong chưa?”

“Làm người cho biết tiền tằn,

Đồ ăn thức mặc có ngần thì thôi”.

“Chị em ta như bánh đa bánh đúc

Chị em người thì dùi đục cẳng tay”

“Cây xanh thì lá cũng xanh,

Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.

“Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.

“Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây đức để đời về sau”.

“Ba vuông sánh với bảy tròn,

Ðời cha vinh hiển, đời con sang giàu”.

“Anh em bốn bể là nhà

Người dưng khác họ vẫn là anh em”.

“Làm người phải đắn phải đo,

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu”.

Tục ngữ về đạo đức con người hay nhất?

Tham khảo những tục ngữ về đạo đức con người hay nhất dưới đây:

“Giấy rách phải giữ lấy lề”.

“Lá lành đùm lá rách”.

“Anh em trong nhà, đóng cửa dạy nhau”.

“Tiền bạc đi trước mực thước đi sau”.

“Ở hiền gặp lành”.

“Uống nước nhớ nguồn”.

“Sông có khúc, người có lúc”.

“Hết tiền tài, hết nhân nghĩa”

“Giấy rách phải giữ lề”.

“Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán”.

“Giận mất khôn, lo mất ngon”

“Chị ngã em nâng”.

“Kính lão đắc thọ”.

“Nọc người bằng mười nọc rắn”.

“Trách mình trước, trách người sau”.

“Cái nết đánh chết cái đẹp”

“Một miếng khi đói bằng gói khi no”.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất?

Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất? (Hình từ Internet)

Mục tiêu giáo dục là gì?

Theo điều 2 Luật Giáo dục 2019 quy định mục tiêu giáo dục như sau:

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như thế nào?

Theo điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
3. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.

Theo đó:

- Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;

- Bên cạnh đó, giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;

- Ngoài ra, giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

Các quy định này không chỉ giúp học sinh nắm vững nền tảng tri thức mà còn hướng đến hình thành nhân cách, thái độ học tập tích cực, đồng thời chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống và làm việc sau này. Việc quy định rõ ràng nội dung giáo dục phổ thông là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu hội nhập quốc tế.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ca dao tục ngữ về đạo đức con người hay nhất? Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về đạo đức lớp 5? Mục tiêu giáo dục là gì?
Pháp luật
Giao hoán và kết hợp của phép nhân? Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán yêu cầu học sinh lớp 4 cần đạt gì đối với phép nhân?
Pháp luật
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật? Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5? Yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật?
Pháp luật
Trạng ngữ chỉ phương tiện là gì? Đặt câu với trạng ngữ chỉ phương tiện? Yêu cầu cần đạt đối với năng lực văn học của học sinh tiểu học là gì?
Pháp luật
Top 5 bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 8? Dàn ý nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 8?
Pháp luật
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em yêu quý mến? Dàn ý viết đoạn văn kể về một người hàng xóm?
Pháp luật
Từ trường là gì? Yêu cầu cần đạt của môn Vật lý lớp 12 trong Chương trình giáo dục phổ thông về từ trường là gì?
Pháp luật
Top 7 mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một hoạt động ủng hộ giúp đỡ các bạn học sinh vùng thiên tai lớp 9? Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành?
Pháp luật
Tổng hợp bài kể chuyện sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa lớp 5? Viết bài văn kể sáng tạo lớp 5?
Pháp luật
Tính chất tam giác cân là gì? Cách tính diện tích tam giác cân? Học sinh lớp mấy cần nắm được các tính chất cơ bản của tam giác cân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào