Top câu chúc lễ 30 4 đầy ý nghĩa, lời chúc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hay nhất? Người lao động tham gia lễ 30 4 quyền và trách nhiệm gì?
Top câu chúc lễ 30 4 đầy ý nghĩa, lời chúc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hay nhất?
Dưới đây là tổng hợp những câu chúc lễ 30 4 đầy ý nghĩa, lời chúc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước có thể tham khảo:
"Ngày 30 tháng 4 không chỉ là một ngày lễ, mà đó còn là bản hùng ca bất tử của dân tộc. Xin gửi đến chúc cho toàn thể người dân Việt Nam một ngày lễ ngập tràn tự hào và hạnh phúc."
"Thống nhất non sông về một mối, nối liền thành một dải, ngày 30 tháng 4 thiêng liêng là niềm tự hào bất diệt. Chúc mừng ngày đại thắng Việt Nam yêu dấu."
"Chúc mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mừng đất nước đổi mới, vững bước đi lên."
"Chúc mừng ngày 30 tháng 4 – ngày lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tôi sẽ mãi mãi tự hào về những con người đã làm nên chiến thắng vĩ đại này."
"Ngày 30 tháng 4 là một ngày để mỗi người con Việt Nam cùng nhìn lại quá khứ hào hùng, tự hào và biết ơn thế hệ cha anh đã hy sinh cho độc lập hôm nay. Xin dành lời chúc cho đất nước ngày càng vững mạnh, phồn vinh."
"Hòa bình hôm nay của chúng con đã được đánh đổi bằng bao hy sinh xương máu của lớp lớp cha anh. Con xin tri ân và mãi mãi ghi nhớ công ơn ấy trong ngày 30 tháng 4 lịch sử."
"Chúc cho mỗi người dân Việt Nam hôm nay và ngày mai luôn giữ vững niềm tự hào, lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết bất diệt như ngày 30 4 năm ấy."
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
Xem thêm: Tổng hợp câu stt chúc mừng ngày 30 tháng 4 ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Bài phát biểu ngày 30 tháng 4 về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ
Top câu chúc lễ 30 4 đầy ý nghĩa, lời chúc ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước hay nhất? (Hình từ Internet)
Người lao động tham gia lễ 30 4 có các quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định người lao động tham gia lễ hội có các quyền và trách nhiệm sau:
- Về quyền của người lao động khi tham gia lễ hội:
+ Người lao động có quyền thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
+ Thể hiện các mong muốn điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
+ Được quyền giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Về trách nhiệm của người lao động khi tham gia lễ hội:
+ Người lao động cần chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
+ Phải ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; mặc trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không được nói tục hay chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
+ Khi thắp hương, đốt vàng mã thì phải đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy dẫn đến mất trật tự an ninh; phỉa có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Không được tổ chức hoặc tham gia vào các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không được thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
+ Nếu là cán bộ, công chức viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì người lao động còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; người lao động không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Vào lễ 30 4 người lao động có được nghỉ làm và hưởng nguyên lương không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày lễ 30 4 (Ngày Chiến thắng).











- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?