Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động, người sử dụng lao động là bao lâu?
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động, người sử dụng lao động là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ thai sản đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 61 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 61 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ quy định tại Điều 61 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc không còn người sử dụng lao động.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động, người sử dụng lao động được quy định như sau:
- Đối với người lao động: nộp nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động trong thời hạn chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Đối với người sử dụng lao động: nộp nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Lưu ý: Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận con khi nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc không còn người sử dụng lao động.
Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động, người sử dụng lao động là bao lâu? (Hình từ Internet)
Lao động nữ được nghỉ trước khi sinh con bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 139 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Lao động thì được hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả và tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo mức quy định tại Điều 59 của Luật này; người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho thời gian người lao động trở lại làm việc.
2. Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi;
d) Trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp sinh ba trở lên phải phẫu thuật thì được nghỉ thêm 03 ngày làm việc cho mỗi con tính từ con thứ ba trở đi.
...
Dẫn chiếu đến Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
Theo đó, lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Như vậy, lao động nữ được nghỉ trước sinh con không quá 02 tháng.
Tải mẫu đơn xin nghỉ thai sản của lao động nữ mới nhất như thế nào?
Hiện nay đơn xin nghỉ thai sản của lao động nữ sắp sinh con không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Thông thường mẫu đơn xin nghỉ thai sản sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.
Có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ thai sản sau đây:
Tải mẫu đơn xin nghỉ thai sản của lao động nữ: Tại đây.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/72025.











- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Thống nhất bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, lương cơ sở, xác định mức lương mới của CBCCVC và LLVT thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương sau năm 2026 có đúng không?
- Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814, cụ thể thế nào?
- Cụ thể những ngày nghỉ Tết Âm lịch 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ do ai quyết định?
- Lý do cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 178 không thuộc đối tượng được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu?