Từ ngày 01/7/2025: Chế độ thai sản của CBCCVC theo quy định mới nhất là gì?
Từ ngày 01/7/2025: Chế độ thai sản của CBCCVC theo quy định mới nhất là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cụ thể như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
...
Bên cạnh đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
...
Theo đó thì CBCCVC được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- CBCCVC nữ mang thai;
- CBCCVC nữ sinh con;
- CBCCVC nữ mang thai hộ;
- CBCCVC nữ nhờ mang thai hộ;
- CBCCVC nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- CBCCVC sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- CBCCVC nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
Từ ngày 01/7/2025: Chế độ thai sản của CBCCVC mới nhất là gì? (Hình từ Internet)
CBCCVC đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì sẽ được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể như sau:
Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
...
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
3. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
4. Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 của Luật này. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
Theo đó điều kiện hưởng chế độ thai sản thì CBCCVC phải:
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhờ mang thai hộ.
Ngoài ra khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản
Bên cạnh đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
Nội dung của quản lý nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.
- Cơ chế tài chính, tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Sơ kết, tổng kết, khen thưởng về bảo hiểm xã hội.
- Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025











- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Kết luận 150: Vào thời điểm sáp nhập, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể nhiều hơn so với quy định đúng không?
- Công văn 03: Có giữ lại số lượng cán bộ công chức viên chức khi họ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hay không?
- Mẫu Quyết định về việc điều chỉnh chế độ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
- Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại có đúng không?