Sử dụng tiền chất ma túy nhưng người lao động vẫn được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Sử dụng tiền chất ma túy nhưng người lao động vẫn được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:
Đối tượng, điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Điều trị khi mắc bệnh mà không phải bệnh nghề nghiệp;
b) Điều trị khi bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động;
c) Điều trị khi bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
d) Điều trị, phục hồi chức năng lao động khi thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc do bị tai nạn quy định tại điểm c khoản này;
đ) Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
e) Chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau.
2. Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau đây:
a) Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động sử dụng tiền chất ma túy nhưng vẫn được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sử dụng tiền chất ma túy nhưng người lao động vẫn được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau?
Căn cứ tại Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau
1. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Điều 47 của Luật này cho người sử dụng lao động. Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau kèm theo hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp ốm đau nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có được quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế không?
Căn cứ tại Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội
1. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đối tượng theo quy định tại Chương V, Chương VI của Luật này và trợ cấp hằng tháng quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Chi đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng sau đây:
a) Người đang hưởng lương hưu;
b) Người nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
c) Người nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng;
d) Nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
đ) Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
3. Chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 120 của Luật này.
5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Mục 2 Chương này.
Theo đó, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì được quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế.











- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?