Nghị quyết 126/NQ-CP: 34 hồ sơ đề án sáp nhập xã 2025 được thống nhất thông qua? Hội đồng nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nghị quyết 126/NQ-CP: 34 hồ sơ đề án sáp nhập xã 2025 được thống nhất thông qua?
Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 126/NQ-CP, Chính Phủ đã họp và thông qua 34 hồ sơ đề án sáp nhập xã 2025 như sau:
Thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 do Bộ Nội vụ trình tại 34 tờ trình. Cụ thể:
Tờ trình 1976/TTr-BNV ngày 02 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1977/TTr-BNV ngày 02 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1978/TTr-BNV ngày 02 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1980/TTr-BNV ngày 02 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1987/TTr-BNV ngày 02 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1988/TTr-BNV ngày 02 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1995/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1997/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1998/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 1999/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2001/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2002/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2003/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2004/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2005/TTr-BNV ngày 03 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2008/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2009/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2010/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2013/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2016/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2017/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2019/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2020/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2021/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2022/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2023/TTr-BNV ngày 04 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2036/TTr-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2044/TTr-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2047/TTr-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2048/TTr-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2049/TTr-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2050/TTr-BNV ngày 05 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2137/TTr-BNV ngày 07 tháng 5 năm 2025,
Tờ trình 2162/TTr-BNV ngày 08 tháng 5 năm 2025.
Xem chi tiết Nghị quyết 126/NQ-CP tại đây: tải về
Xem thêm:
>>>>>>>> Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức
>> Chuyên gia tư vấn có mức lương hơn 100 triệu/tháng
>> Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội
>> Chốt lịch nghỉ hè 2025 học sinh TP Hồ Chí Minh
Nghị quyết 126/NQ-CP: 34 hồ sơ đề án sáp nhập xã 2025 được thống nhất thông qua? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã gồm:
- Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật trên địa bàn.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.
- Quyết định biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật.
- Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và chấp thuận việc đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật.
- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình.
- Giám sát việc thi hành Hiến pháp 2013, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp mình.
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp mình; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung văn bản do mình ban hành khi xét thấy không còn phù hợp hoặc trái pháp luật.
- Đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
- Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.











- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất những cán bộ công chức nào được hưởng chính sách nhà ở xã hội?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Tải File excel quản lý thời hạn hợp đồng lao động chuẩn nhất, cụ thể gồm những thông tin nào?