Sáp nhập xã: Trước 05/5/2025 tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết liên quan đúng không? Bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện theo hướng nào?
- Sáp nhập xã: Trước 05/5/2025 tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết liên quan đúng không?
- Sau sáp nhập xã bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện theo hướng nào?
- Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thế nào?
Sáp nhập xã: Trước 05/5/2025 tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết liên quan đúng không?
Thực hiện Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; để việc thực hiện bảo đảm đúng tiến độ đề ra, đạt mục tiêu tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả gắn với tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 02 cấp, trong đó:
Theo khoản 3 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 quy định nội dung nhiệm vụ của Đảng ủy Chính phủ về lãnh đạo, chỉ đạo việc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết dự kiến hoàn thành trước 05/5/2025, cụ thể:
- Về thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, tổ chức lại hệ thống thanh tra…
- Quản lý nhà nước, quản trị quốc gia, quản lý xã hội, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cấp Trung ương (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương), chính quyền cấp tỉnh , chính quyền cấp xã; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong từng ngành, lĩnh vực, như Tư pháp, tài chính, ngân sách, thuế, đầu tư, kinh doanh, thương mại, du lịch, xây dựng, giao thông, vận tải, thủy lợi, đất đai, tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, bảo hiểm, lao động, việc làm…, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; báo cáo Bộ Chính trị những nội dung theo thẩm quyền.
Như vậy dự kiến trước 05/5/2025 sẽ Đảng ủy Chính phủ sẽ lãnh đạo, chỉ đạo việc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết về thực hiện sáp nhập xã, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, tổ chức lại hệ thống thanh tra…
Chốt nhóm cán bộ công chức cấp xã hưởng chế độ thấp hơn về nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc
Chính thức áp dụng bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp thay thế hệ thống bảng lương hiện hành
Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức: TẢI VỀ.
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Sáp nhập xã: Trước 05/5/2025 tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, không tổ chức cấp huyện sẽ được đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành các luật, nghị quyết liên quan đúng không? (Hình từ Internet)
Sau sáp nhập xã bố trí biên chế cán bộ công chức cấp xã, huyện theo hướng nào?
Theo khoản Mục 5 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định về biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã như sau:
Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
- Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp). Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định. Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
- Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố; thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.
- Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã). Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Theo đó bỏ cấp xã tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trước mắt sẽ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp).
Sau đó thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định.
Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.











- Không được đồng ý nhưng vẫn muốn nghỉ thì hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 như thế nào đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chốt số tiền thực hiện chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 do ai dự toán đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chính thức danh sách cán bộ công chức thuộc diện nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 tại khu vực Thủ đô do ai lập?
- Chốt CBCC phải trả số tiền đã hưởng tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo Nghị định 29?
- Chính thức đưa cán bộ lãnh đạo cấp huyện về làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới, cụ thể như thế nào?