Chính thức công bố tên gọi 126 xã phường mới của Hà Nội sau sắp xếp theo Nghị quyết 19 là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ đối với cán bộ công chức cấp xã như thế nào?
Chính thức công bố tên gọi 126 xã phường mới của Hà Nội sau sắp xếp theo Nghị quyết 19 là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 19/NQ-HĐND 2025 thông qua phương án sắp xếp, tên gọi 126 xã phường mới của TP Hà Nội như sau:
- Thành lập phường Hoàn Kiếm trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Mã, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Gai, Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Xuân, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Bông, Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), Điện Biên (quận Ba Đình).
- Thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm), Phạm Đình Hổ, Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng).
- Thành lập phường Ba Đình trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Quán Thánh, Trúc Bạch (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Điện Biên, Ngọc Hà (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đội Cấn, Kim Mã (quận Ba Đình), Đồng Xuân, Cửa Đông, Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm); một phần diện tích tự nhiên của phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ).
- Thành lập phường Ngọc Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vĩnh Phúc, Liễu Giai (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Kim Mã, Cống Vị (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình); một phần diện tích đất giao thông phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).
- Thành lập phường Giảng Võ trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Giảng Võ (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ngọc Khánh, Thành Công (quận Ba Đình); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cống Vị, Kim Mã (quận Ba Đình), Cát Linh, Láng Hạ (quận Đống Đa).
- Thành lập phường Hai Bà Trưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Đồng Nhân, Phố Huế (quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bạch Đằng, Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng).
- Thành lập phường Vĩnh Tuy trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vĩnh Tuy, Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng); Mai Động (quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai).
- Thành lập phường Bạch Mai trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Bạch Mai, Quỳnh Mai, Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Thanh Nhàn, Minh Khai, Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Mai (quận Đống Đa), Lê Đại Hành, Trương Định (quận Hai Bà Trưng).
- Thành lập phường Đống Đa trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Thịnh Quang (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Trung Liệt, Quang Trung (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Láng Hạ, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng (quận Đống Đa).
- Thành lập phường Kim Liên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Kim Liên, Khương Thượng (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Mai, Phương Liên - Trung Tự, Quang Trung (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nam Đồng, Trung Liệt (quận Đống Đa).
- Thành lập phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Khâm Thiên, Văn Chương, Thổ Quan (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Hàng Bột, Nam Đồng, Phương Liên - Trung Tự (quận Đống Đa), Điện Biên (quận Ba Đình), Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), Nguyễn Du, Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng).
- Thành lập phường Láng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của phường Láng Thượng (quận Đống Đa); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của phường Láng Hạ (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Ngọc Khánh (quận Ba Đình).
- Thành lập phường Ô Chợ Dừa trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Ô Chợ Dừa, Hàng Bột, Cát Linh (quận Đống Đa); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung Liệt (quận Đống Đa), Thành Công, Điện Biên (quận Ba Đình).
- Thành lập phường Hồng Hà trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phúc Tân, Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), Phúc Xá (quận Ba Đình); phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Nhật Tân, Tử Liên, Yên Phụ (quận Tây Hồ), Thanh Lương, Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phú Thượng, Quảng An (quận Tây Hồ); một phần diện tích tự nhiên (diện tích phần mặt nước và bãi giữa sông Hồng) của các phường: Ngọc Thuỵ, Bồ Đề (quận Long Biên).
- Thành lập phường Lĩnh Nam trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Lĩnh Nam, Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở (quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng).
- Thành lập phường Hoàng Mai trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Yên Sở, Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Giáp Bát, Hoàng Liệt, Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú (quận Hoàng Mai).
- Thành lập phường Vĩnh Hưng trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Vĩnh Hưng, Thanh Trì (quận Hoàng Mai); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng).
- Thành lập phường Tương Mai trên cơ sở nhập phần lớn diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Giáp Bát (quận Hoàng Mai); Trương Định (quận Hai Bà Trưng); một phần diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Phương Liệt (quận Thanh Xuân), Đồng Tâm, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), Vĩnh Hưng, Tân Mai, Mai Động (quận Hoàng Mai).
...
Xem thêm tại Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2025: TẢI VỀ
Như vậy, HĐND thành phố Hà Nội khóa 16 tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội chính thức công bố tên gọi của 126 xã, phường sau sắp xếp.
Đã có Nghị quyết 19 năm 2025: Chính thức công bố tên gọi 126 xã phường mới của Hà Nội sau sắp xếp là gì? Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ đối với cán bộ công chức cấp xã như thế nào? (Hình từ Internet)
Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ đối với cán bộ công chức cấp xã như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh đối với cán bộ công chức cấp xã như sau:
- Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.
- Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.
Việc quản lý cán bộ công chức cấp xã thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã; số lượng và chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Theo đó, việc quản lý cán bộ công chức cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng.
- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, số lượng và vị trí việc làm của cán bộ, công chức cấp xã.











- Không được đồng ý nhưng vẫn muốn nghỉ thì hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178 như thế nào đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chốt số tiền thực hiện chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 do ai dự toán đối với cán bộ công chức tại Hà Nội?
- Chính thức danh sách cán bộ công chức thuộc diện nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 tại khu vực Thủ đô do ai lập?
- Chốt CBCC phải trả số tiền đã hưởng tinh giản biên chế trong trường hợp nào theo Nghị định 29?
- Chính thức đưa cán bộ lãnh đạo cấp huyện về làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới, cụ thể như thế nào?