Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Lễ Phật Đản năm nay ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Lễ Phật Đản ngày mấy âm?

Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật... để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Theo đó, năm 2024 Lễ Phật Đản sẽ được tổ chức vào ngày 15/4 Âm lịch Giáp Thìn tức vào thứ 4, ngày 22/5/2024 Dương lịch.

Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?

Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ Phật Đản 2024 hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...

Ngoài ra theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:

Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...

Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thì:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...

Như vậy, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ tết thì không có trường hợp người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào lễ Phật Đản 2024.

Chính vì vậy, người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào lễ Phật Đản 2024.

Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Bên cạnh đó, nếu ngày lễ Phật Đản 2024 mà rơi vào các các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

Tổ chức Lễ Phật Đản 2024 phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:

- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.

- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.

- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.

- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.

- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Và theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 có quy định:

- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 từ ngày nào đến ngày nào? Người lao động có được về sớm để đi lễ không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật Đản ngày mấy âm? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Rằm tháng 4 có phải là ngày lễ Phật đản không? Người lao động đi làm vào ngày này được hưởng lương thế nào?
Lao động tiền lương
Đại lễ Phật đản 2024 và tuần lễ Phật đản 2024 là ngày bao nhiêu? Người lao động tham gia lễ hội có quyền và trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Lễ Phật đản là gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ này không?
Lao động tiền lương
Lễ Phật đản 2024 là ngày mấy dương lịch? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày lễ Phật đản 2024 không?
Lao động tiền lương
Tuần lễ Phật đản kéo dài mấy ngày? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào tuần lễ Phật đản không?
Lao động tiền lương
Tuần lễ Phật đản 2024 bắt đầu và kết thúc ngày nào? Tuần lễ Phật đản có phải ngày nghỉ làm hưởng nguyên lương của người lao động không?
Lao động tiền lương
Mùng 8 tháng 4 âm lịch là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Lao động tiền lương
Mùng 8 tháng 4 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào trong tháng 4 âm lịch không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lễ Phật Đản
1,195 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào