Lao động nữ nuôi con nhỏ có được phép làm việc vào khoảng thời gian được về sớm 1 tiếng?
Lao động nữ nuôi con nhỏ có được phép làm việc vào khoảng thời gian được về sớm 1 tiếng không?
Tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Bảo vệ thai sản
...
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Pháp luật cho phép lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày.
Tuy nhiên cũng không quy định nào cấm người lao động làm thêm trong thời gian 01 tiếng nghỉ kia.
Tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Làm thêm giờ
...
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, nếu đảm bảo các điều kiện về làm thêm giờ thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được phép làm việc vào khoảng thời gian được về sớm 1 tiếng, cụ thể:
- Có sự đồng ý của người lao động.
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; không quá 40 giờ/tháng; không quá 200 giờ/năm, trừ trường hợp đặc biệt.
Lao động nữ nuôi con nhỏ có được phép làm việc vào khoảng thời gian được về sớm 1 tiếng? (Hình từ Internet)
Bắt lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ giờ mà không được sự đồng ý của người đó, công ty có bị phạt?
Tại điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa;
b) Sử dụng người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc ban đêm hoặc đi công tác xa, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;
c) Không thực hiện việc chuyển công việc hoặc giảm giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai mà người lao động đã thông báo với người sử dụng lao động biết theo quy định tại khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạt sẽ bị phạt tiền với mức phạt gấp đôi
Như vậy, công ty bắt lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm đủ giờ mà không có được sự đồng ý của người đó sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng.
Có được sa thải lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không?
Tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được phép thực hiện việc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?