Kiến nghị nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan Quân đội, cụ thể ra sao?
Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan Quân đội, cụ thể ra sao?
Ngày 13/11, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trong Lực lượng vũ trang Quân khu.
Phát biểu thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Sĩ quan.
Độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội hiện thấp hơn tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức nhà nước theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Do đó, sĩ quan giữ chức thấp, nghỉ hưu khi tuổi đời còn trẻ, sức khỏe còn bảo đảm, có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, gây lãng phí nguồn nhân lực; khi chuyển ra ngoài Quân đội, ít có cơ hội tìm được việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống.
Thời gian tới, để Luật Sĩ quan thực sự hiệu quả, đi vào cuộc sống, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 kiến nghị Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật Sĩ quan mới và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Trong đó, tập trung đề nghị nâng hạn tuổi phục vụ của sĩ quan để phù hợp với Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội; nâng trần quân hàm của một số chức danh sĩ quan; rút ngắn thời gian xét thăng quân hàm đối với sĩ quan có quân hàm thấp như thiếu úy, trung úy để tạo điều kiện nâng cao mức thu nhập cho sĩ quan.
Chi tiết tại: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/kien-nghi-sua-doi-chinh-sach-tien-luong-nha-o-nang-tuoi-nghi-huu-si-quan-quan-doi-119231113145017598.htm
Kiến nghị nâng tuổi nghỉ hưu sĩ quan Quân đội, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội có hạn tuổi phục vụ tại ngũ là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan Quân đội được tính theo cấp bậc quân hàm, cụ thể như sau:
- Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
- Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
- Trung tá: nam 51, nữ 51;
- Thượng tá: nam 54, nữ 54;
- Đại tá: nam 57, nữ 55;
- Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sĩ quan quân đội có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ tuy nhiên không quá 05 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Thời gian sĩ quan quân đội nghỉ chuẩn bị hưu là bao lâu?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ chuẩn bị hưu của sĩ quan quân đội, cụ thể như sau:
Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu
1. Sĩ quan có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:
a) Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;
b) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
2. Trường hợp cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định), khi chuyển ra được hưởng khoản chênh lệnh tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định hiện hành.
3. Sĩ quan nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.
4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, thực hiện theo Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.
Theo đó, sĩ quan quân đội có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:
- Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng.
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
Sĩ quan quân đội nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?