Khi nào người lao động được lấy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội?
Tiền trượt giá được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
...
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Theo đó tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động được điều chỉnh dựa vào chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm có thể chi trả đối với một số người lao động được nhận thêm khoản tiền trượt giá.
Vậy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội được hiểu là số tiền được điều chỉnh tăng thêm để tạo ra sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với những thời kỳ trước. Thực chất “trượt giá” ở đây là một hệ số điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đây là mức điều chỉnh giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước sự mất giá của đồng tiền.Từ đó dẫn đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được đảm bảo tính công bằng, bởi số tiền đóng bảo hiểm xã hội của những năm trước thấp hơn rất nhiều ở hiện tại.
Khi nào người lao động được lấy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Đối tượng được nhận tiền trượt giá bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
a) Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
b) Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Theo đó quy định cụ thể 03 nhóm đối tượng được áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/23/2023.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023.
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/23/2023.
Khi nào người lao động được lấy tiền trượt giá bảo hiểm xã hội?
Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản liên quan chưa quy định cụ thể về thời điểm nhận tiền trượt giá.
Tuy nhiên Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì tiền trượt giá được tính vào số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.
Căn cứ Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố một mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội mới, được tính toán trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm.
Theo đó, tiền trượt giá được tính vào số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Do đó, tùy vào thời gian làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần mà thời điểm được nhận tiền trượt giá sẽ có sự khác nhau:
- Trường hợp rút bảo hiểm xã hội vào đầu năm khi chưa công bố hệ số trượt giá: Tiền trượt giá sẽ được nhận bù sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được công văn hướng dẫn áp dụng hệ số trượt giá.
- Trường hợp hệ số trượt giá đã được công bố: Tiền trượt giá được lãnh luôn cùng tiền bảo hiểm xã hội 1 lần.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?