Hybrid work là gì? Người lao động làm việc từ xa có phải tham gia BHXH bắt buộc không?
Hybrid work là gì?
Về thuật ngữ "Hybrid work là gì", thì hiện nay chưa được quy định tại bất kỳ văn bản nào nhưng có thể hiểu về khái niệm này như sau:
Hybrid work được biết đến là mô hình làm việc linh hoạt khi kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Mô hình này bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau sau đại dịch COVID-19 nhằm thích nghi với bối cảnh mới mà vẫn duy trì được năng suất và hiệu quả trong công việc.
Mô hình hybrid cho phép người lao động linh hoạt phân bổ thời gian giữa làm việc trực tiếp và làm việc từ xa, thường theo tuần hoặc theo nhu cầu công việc.
Ví dụ, một nhân viên có thể đến văn phòng 2–3 ngày/tuần để họp nhóm, tương tác trực tiếp, và làm việc tại nhà những ngày còn lại để tập trung vào các nhiệm vụ cần sự yên tĩnh.
Hybrid work sẽ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động. Với hình thức này, nhân viên sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đặc biệt là chi phí đi lại bởi họ được linh hoạt lựa chọn nơi làm việc phù hợp và chỉ cần lên văn phòng khi cần thiết. Mỗi người sẽ có một khung thời gian làm việc hiệu quả nên khi được chủ động lựa chọn giờ giấc làm việc sẽ giúp nhân viên giảm thiểu những áp lực, từ đó nâng cao năng suất làm việc.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Hybrid work là gì? Người lao động làm việc từ xa có phải tham gia BHXH bắt buộc không? (Hình Internet)
Người lao động làm việc tại từ xa có phải tham gia BHXH bắt buộc không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, những đối tượng sau đây phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, trường hợp người lao động làm việc từ xa nhưng có ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên thì thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Người lao động làm việc tại nhà có được đảm bảo về an toàn vệ sinh lao động hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 69 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nhận công việc về làm tại nhà
1. Người lao động khi thỏa thuận bằng văn bản với người sử dụng lao động về việc giao công việc về làm tại nhà trên cơ sở căn cứ vào việc người lao động bảo đảm được yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc được giao tại nhà.
2. Nếu xảy ra tai nạn lao động khi làm việc tại nhà, thì người lao động hoặc thân nhân của họ phải báo cáo ngay để người sử dụng lao động biết.
Trường hợp người bị tai nạn lao động đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giải quyết các chính sách, chế độ liên quan đến người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật này.
Trường hợp người bị tai nạn lao động là người thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 38 của Luật này.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động nhận công việc về làm tại nhà; thực hiện các cam kết trong thỏa thuận với người lao động nhận công việc về làm tại nhà; báo cáo tai nạn lao động xảy ra khi làm việc tại nhà của người lao động cùng với báo cáo chung về tai nạn lao động quy định tại Điều 36 của Luật này.
Theo đó, người lao động khi thỏa thuận bằng văn bản với người sử dụng lao động về việc giao công việc về làm tại nhà trên cơ sở căn cứ vào việc người lao động bảo đảm được yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc được giao tại nhà.
Như vậy, người lao động làm việc tại nhà thì vẫn được đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.











- Nghị định 67 sửa Nghị định 178: CBCCVC và LLVT nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không?
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu chỉ đạo xây dựng văn kiện Đảng, chuẩn bị đại hội cấp tỉnh, cấp xã và các cấp uỷ trực thuộc ở những nơi sáp nhập, hợp nhất là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm trong thời gian nào?
- Nghị định 73: Sĩ quan Quân đội làm việc theo vị trí việc làm, hiệu quả công việc được pháp luật ưu đãi tiền thưởng hằng năm như thế nào?
- Không giải quyết cán bộ công chức có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để ổn định cuộc sống trước CBCC có sức khỏe yếu theo thứ tự ưu tiên tại khu vực thủ đô đúng không?
- Chốt không chấp nhận giải quyết nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức ở Hà Nội thì người đứng đầu đơn vị có phải trả lời bằng văn bản không?