Hợp đồng dài hạn là gì? Mẫu hợp đồng dài hạn mới nhất năm 2025?
Hợp đồng dài hạn là gì?
Hiện nay pháp luật không định nghĩa về hợp đồng dài hạn,cũng có thể hiểu là một loại hợp đồng không xác định thời hạn. Việc thực hiện hợp đồng này không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn mà cần qua nhiều giai đoạn khác nhau và hợp đồng không có thời điểm kết thúc. Người lao động làm việc đến khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hoặc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc không thể thực hiện hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng dài hạn không chỉ đơn thuần là một thỏa thuận về mặt pháp lý, mà còn là công cụ để đảm bảo sự phối hợp và cam kết lâu dài giữa các bên trong việc thực hiện một công việc có tính chất phức tạp và kéo dài và trên thực tế thì người lao động sử dụng thuật ngữ "hợp đồng dài hạn" thay cho "hợp đồng lao động lao động không xác định thời hạn". (Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019).
Hợp đồng dài hạn là gì?(Hình từ Internet)
Mẫu hợp đồng dài hạn mới nhất năm 2025?
Hiện nay pháp luật không quy định về mẫu hợp đồng dài hạn tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản khác, dưới đây là bản tham khảo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tải mẫu hợp đồng không xác định thời hạn tại đây.
Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng dài hạn không?
Căn cứ Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
Giao kết nhiều hợp đồng lao động
1. Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
2. Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động dài hạn nhưng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết và việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, thẩm quyền giao kết hợp đồng được quy định như sau:
(1) người lao động sẽ trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ một số trường hợp đặc biệt.
(2) Đối với công việc theo mùa vụ hoặc dưới 12 tháng, nhóm người lao động (từ đủ 18 tuổi trở lên) có thể ủy quyền cho một người trong nhóm thay mặt ký hợp đồng.
- Hợp đồng phải bằng văn bản và có hiệu lực như ký riêng với từng người.
- Kèm theo danh sách ghi rõ: họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
(3) Phía người sử dụng lao động, người được phép giao kết hợp đồng bao gồm:
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền.
- Người đứng đầu tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền.
- Đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền.
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
(4) Phía người lao động, người được phép giao kết hợp đồng gồm:
- Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Người từ 15 đến dưới 18 tuổi (cần sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật).
- Người chưa đủ 15 tuổi: phải giao kết cùng người đại diện theo pháp luật.
- Người được nhóm lao động ủy quyền hợp pháp để ký thay.
(5) Người được ủy quyền giao kết hợp đồng không được ủy quyền lại cho người khác.











- Công văn 1767: Bộ Tài chính quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với đối tượng nào, thuộc trường hợp nào?
- Chính thức bổ sung khoản tiền thưởng khi ngừng lương cơ sở của CBCCVC và LLVT chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương khi đề xuất sau năm 2026 như thế nào?
- Chính thức: Hồ sơ hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, nghỉ thôi việc mới nhất tại Công văn 1767 năm 2025 gồm giấy tờ nào?
- Chốt số lượng Phó Chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân dôi dư sau sáp nhập tỉnh được Bộ Chính trị giao cho cơ quan nào tham mưu hướng dẫn giải quyết?
- Tiếp tục áp dụng mức tăng lương hưu hơn 15% trong năm 2025, mức tăng lương hưu mới được đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi hơn có đúng không?