Chốt số lượng Phó Chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân dôi dư sau sáp nhập tỉnh được Bộ Chính trị giao cho cơ quan nào tham mưu hướng dẫn giải quyết?
Chốt số lượng Phó Chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân dôi dư sau sáp nhập tỉnh được Bộ Chính trị giao cho cơ quan nào tham mưu hướng dẫn giải quyết?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 5 Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định như sau:
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP
1. Phương án tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau: (1) Cấp tỉnh gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (2) Cấp xã gồm xã, phường (trong đất liền) và đặc khu (ở hải đảo). Theo đó, bỏ ĐVHC cấp huyện và thị trấn.
1.1. Tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
...
1.1.3. Phương án bố trí đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh
a) Đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu, hướng dẫn bố trí, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh (Đảng, đoàn thể, HĐND, UBND cấp tỉnh và các Ban chuyên môn của cơ quan Đảng, đoàn thể) của các địa phương sau sáp nhập, đặc biệt là nhân sự bố trí đối với cấp trưởng và định hướng giải quyết đối với số lượng cấp phó dôi dư sau sáp nhập các tỉnh, thành phố.
b) Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh và các đơn vị sự nghiệp công lập. Trước mắt, giữ nguyên số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị; sau khi các cơ quan này đi vào hoạt động ổn định, giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương rà soát, hoàn thiện vị trí việc làm, xác định biên chế các địa phương trình cấp có thẩm quyền giao biên chế của cả hệ thống chính trị ở các địa phương.
Theo đó, đề nghị Bộ Chính trị giao Ban Tổ chức Trung ương tham mưu, hướng dẫn bố trí, sắp xếp đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh (Đảng, đoàn thể, HĐND, UBND cấp tỉnh và các Ban chuyên môn của cơ quan Đảng, đoàn thể) của các địa phương sau sáp nhập, đặc biệt là nhân sự bố trí đối với cấp trưởng và định hướng giải quyết đối với số lượng cấp phó dôi dư sau sáp nhập các tỉnh, thành phố.
Như vậy, số lượng Phó Chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân dôi dư sau sáp nhập tỉnh được Bộ Chính trị giao cho Ban Tổ chức Trung ương tham mưu hướng dẫn giải quyết.
Chốt số lượng Phó Chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân dôi dư sau sáp nhập tỉnh được Bộ Chính trị giao cho cơ quan nào tham mưu hướng dẫn giải quyết? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định cách chức Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ kể từ khi quyết định điều động, cách chức có hiệu lực.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định cách chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai phê chuẩn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương
...
2. Hội đồng nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; bầu Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân theo giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Ủy ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
4. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
5. Khi Hội đồng nhân dân tiến hành bầu các chức danh quy định tại Điều này, nếu có đại biểu Hội đồng nhân dân ứng cử hoặc giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách đã được cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu thì Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định; riêng tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân thì chủ tọa kỳ họp trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
...
Theo đó, kết quả bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.











- Công văn 1767: Bộ Tài chính quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với đối tượng nào, thuộc trường hợp nào?
- Chính thức bổ sung khoản tiền thưởng khi ngừng lương cơ sở của CBCCVC và LLVT chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương khi đề xuất sau năm 2026 như thế nào?
- Chính thức: Hồ sơ hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, nghỉ thôi việc mới nhất tại Công văn 1767 năm 2025 gồm giấy tờ nào?
- Chốt số lượng Phó Chủ tịch tỉnh, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân dôi dư sau sáp nhập tỉnh được Bộ Chính trị giao cho cơ quan nào tham mưu hướng dẫn giải quyết?
- Tiếp tục áp dụng mức tăng lương hưu hơn 15% trong năm 2025, mức tăng lương hưu mới được đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi hơn có đúng không?